Luận Văn Vấn đề ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp TP.HCM - Thực trạng và các giải pháp kinh tế

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT ĐỀ TÀI

    1. Lý do chọn đề tài

    Với vai trò khởi động quá trình phát triển công nghiệp tại một số địa điểm chọn lọc,
    tạo điều kiện phát triển công nghiệp rộng rãi trên phạm vi cả nước, góp phần quan trọng thực
    hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, càng ngày các khu công
    nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) càng khẳng định vai trò to lớn ấy của mình trong quá trình
    hội nhập. Song bên cạnh những đóng góp to lớn cho nền kinh tế thì các KCN, KCX đang là
    mối lo lắng của cộng đồng khi càng ngày mức độ ô nhiễm môi trường do các KCN, KCX gây
    ra càng gia tăng. Nhất là tại TP HCM, việc các KCN, KCX gây ô nhiễm môi trường đã trở
    thành mối đe dọa cho công cuộc “phát triển bền vững” của chính quyền và nhân dân thành
    phố. Bởi vậy, đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp một cái nhìn tổng thể và chi tiết thực trạng ô
    nhiễm tại các KCN, KCX trên địa bàn TPHCM, làm rõ nguyên nhân phát sinh đồng thời đưa
    ra một số giải pháp, kiến nghị để khắc phục tình trạng này.

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    2.1. Mục tiêu lý luận:
    Làm rõ vấn đề môi trường trong quá trình toàn cầu hóa (các vấn đề môi trường
    và gìn giữ môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế)
    Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong vấn đề kiểm soát và ngăn chặn
    hiện tượng ô nhiễm môi trường có liên quan đến phát triển kinh tế và rút ra bài học cho
    việc ngăn chặn ô nhiễm tại các KCN TP.HCM
    2.2. Mục tiêu thực tiễn:
    Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước, khí và chất thải rắn liên quan
    đến sự phát triển công nghiệp hóa và phát triển công nghiệp ở các KCN tại TPHCM
    Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tình hình ô nhiễm tại các KCN TPHCM
    Đề xuất hệ thống các giải pháp kinh tế – xã hội – pháp luật để giải quyết tình
    trạng ô nhiễm ở các KCN TPHCM

    3. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

    3.1. Phương pháp nghiên cứu:
    Phương pháp khảo sát thực tế thông qua phát phiếu điều tra
    Phương pháp nghiên cứu tại bàn.
    Phương pháp nghiên cứu điển hình (Case study)
    3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    3.2.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trường có liên quan đến
    phát triển kinh tế ở các khu công nghiệp tại TP HCM
    3.2.2. Phạm vi nghiên cứu: Tại các khu công nghiệp điển hình TP HCM

    4. Nội dung nghiên cứu: bao gồm có 3 chương và các phụ lục kèm theo

    Chương 1: Vấn đề ô nhiễm môi trường liên quan đến phát triển kinh tế trong giai đoạn
    hội nhập kinh tế quốc tế
    Chương 2: Thực trạng ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp, khu chế xuất
    TP.HCM
    Chương 3: Những giải pháp ngăn ngừa và khắc phụcc hiện tượng ô nhiễm môi trường
    tại các khu công nghiệp tại TP.HCM

    5. Đóng góp của đề tài:

    Đề tài đưa ra nghiên cứu vấn đề khá “nóng bỏng” hiện nay, đó là vấn nạn ô nhiễm môi
    trường tại các KCN, KCX TP.HCM mà trong các đề tài báo cáo nghiên cứu trước đây (chẳng
    hạn: “Báo cáo vấn đề BVMT trong phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam”, GS.TSKH Ngô
    Thế Thi, trường ĐH Xây dựng; Tiểu luận về “Thực trạng các KCN ở Việt Nam và những giải
    pháp”, Văn Thị Thanh Tuyền, Trương Thị Như Hiếu, Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM; ) thì
    những vấn đề môi trường trong các KCN được đề cập rất ít và dàn trải, hoặc vấn đề được báo
    cáo trên góc độ quá vĩ mô. Chưa có một đề tài nào nghiên cứu chi tiết về thực trạng ô nhiễm
    KCN trên địa bàn TPHCM và các giải pháp kinh tế khắc phục. Vì vậy tính cấp thiết và thực
    tiễn của đề tài là ở chỗ phản ánh kịp thời, cung cấp được cách nhìn khá chi tiết về tình hình ô
    nhiễm tại các KCN TPHCM và đồng thời đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp.
    6. Hướng phát triển của đề tài:
    Đề tài mở ra hướng nghiên cứu sâu hơn nguồn gốc phát sinh ô nhiễm tại các doanh
    nghiệp trong các KCN, KCX trên toàn bộ lưu vực sông Sài Gòn-Đồng Nai nhằm đưa ra các
    giải pháp kinh tế tích hợp, mang tính ứng dụng chung cho toàn khu vực.




    MỤC LỤC CÁC PHỤ LỤC
    PHỤ LỤC 1: NHỮNG QUI ĐỊNH CỦA WTO VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG .1
    1.1. Hiệp định thành lập WTO 1
    1.2. Nguyên tắc "không phân biệt đối xử" trong Hiệp định GATT 1994 2
    1.3. Yêu cầu về việc bãi bỏ các hạn chế định lượng 2
    1.4. Qui định về các Ngoại lệ chung của GATT (General Exceptions) 3
    1.5. Hiệp định về Các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT) 4
    1.6. Hiệp định về Kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) 6
    1.7. Hiệp định Nông nghiệp .7
    1.8. Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng (Hiệp định Trợ cấp) 8
    1.9. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
    (Hiệp định TRIPS) .9
    1.10. Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) .10
    1.11. Các phụ lục liên quan 11
    PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HIỆP ĐỊNH ĐA PHƯƠNG VỀ MÔI TRƯỜNG (MEAs) 12
    2.1. Công ước quốc tế về buôn bán các loại động vật, thực vật hoang dã có nguy cơ
    tuyệt chủng (CITES) 12
    2.2. Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm 13
    2.3. Công ước Đa dạng Sinh học (CBD) .16
    2.4. Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn 17
    2.5. Công ước Khung về Biến đổi Khí hậu và Nghị định thư Kyoto 19
    PHỤ LỤC 3 : PHÂN TÍCH CÁCH THỨC QUẢN LÝ HIỆU QUẢ NHẰM CHỐNG
    Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI SINGAPORE .23
    PHỤ LỤC 4 : KINH NGHIỆM CHỐNG Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP CỦA
    CÁC NƯỚC CHÂU ÂU 28
    PHỤ LỤC 5 : MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP,
    HU CHẾ XUẤT TẠI TP.HỒ CHÍ MINH .34
    1. Khu Chế Xuất và Khu Công nghiệp Linh Trung I 34
    2. Khu Chế Xuất và Khu Công nghiệp Linh Trung II .35
    3. KCX Tân Thuận .35
    4. Khu công nghiệp Bình Chiểu .36
    5. Khu công nghiệp Tân Tạo .38
    6. Khu công nghiệp Cát Lái 2 40
    7. Khu công nghiệp Lê Minh Xuân .42
    8. Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi .43
    9. KCN Vĩnh Lộc .44
    10 Khu công nghiệp Tân Bình .45
    11. Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp .46
    12. Khu công nghiệp Hiệp Phước 47
    13. Khu công nghiệp Phong Phú .47
    14. Khu công nghiệp Tân Phú Trung .47
    15. Khu công nghiệp Bình Đăng .48
    PHỤ LỤC 6: QUYẾT ĐỊNH SỐ 35/2002/QĐ-BKHCNMT NGÀY 25/6/2002 .49
    PHỤ LỤC 7: TÌNH HÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG VÀ
    ĐẤU NỐI THOÁT NƯỚC CÁC KCN-KCN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH .54
    PHỤ LỤC 8: TÌNH HÌNH TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỤC BỘ TẠI
    CÁC KCN – KCX TP. HỒ CHÍ MINH .56
    PHỤ LỤC 9: LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 58
    PHỤ LỤC 10: NGHỊ ĐỊNH SỐ 80/2006/NĐ-CP .58
    PHỤ LỤC 11: NGHỊ ĐỊNH 21/2008/NĐ-CP NGÀY 28/02/2008 58
    PHỤ LỤC 11: THÔNG TƯ CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
    MÔI TRƯỜNG SỐ 08/2006/TT – BTNMT 58
    PHỤ LỤC 13: NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/2006/NĐ-CP .58
    PHỤ LỤC 14: THÔNG TƯ CỦA BỘ TÀI NGUYÊN
    VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ 07/2007/TT-BTNMT .58
    PHỤ LỤC 15: NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/2007/NĐ-CP .58
    PHỤ LỤC 16: NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 88/2007/NĐ-CP .58
    PHỤ LỤC 17: QUYẾT ĐỊNH SỐ 23/2006/QĐ – BTNMT 59
    PHỤ LỤC 18: BẢNG CÂU HỎI GẠN LỌC THEO
    PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN TAY ĐÔI 144
    PHỤ LỤC 19: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ KHẢO SÁT CÁC HỘ DÂN
    BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI GẦN KCN TÂN TẠO .146
    PHỤ LỤC 20: BÁO CÁO TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG NĂM 2008
    VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2009 .172
    PHỤ LỤC 21: DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP VI PHẠM
    BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỢT 4 (19/1/2009) 239
    PHỤ LỤC 22: KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI, CÔNG VIÊN SINH THÁI .241
    PHỤ LỤC 23: BẢNG TỔNG HỢP DỰ KIẾN ĐIỀU CHỈNH QUI HOẠCH
    CÁC KCN – KCX TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020, CÓ TÌNH ĐẾN 2025 .250
    PHỤ LỤC 24: QUI CHẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KCN .259
    PHỤ LỤC 25: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẠCH HƠN .272
    PHỤ LỤC 26: HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO: 14000 291
     

    Các file đính kèm:

    • 4-.rar
      Kích thước:
      6.2 MB
      Xem:
      8
Đang tải...