Luận Văn Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong đất và cây trồng tại một số khu vực ở Việt Nam và ảnh hưởng của n

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG I . 1
    I.1 Lý do hình thành đề tài . 1
    I.2 Mục tiêu nghiên cứu . 2
    I.3 Nội dung nghiên cứu . 2
    I.4 Phương pháp nghiên cứu . 2
    I.5 Gớii hạn của đề tài . 3
    CHƯƠNG II . 4
    II.1 Khái niệm về đất . 4
    II.2 Quá trình hình thành đất . 4
    II.2.1 Đá mẹ . 5
    II.2.2 Khí hậu . 5
    II.2.3 Yếu tố sinh học . 5
    II.2.4 Yếu tố địa hình . 6
    II.2.5 Yếu tố thời gian . 6
    II.3 Chức năng của đất . 6
    II.4 Tính chất vật lý của đất . 7
    II.4.1 Sa cấu đất (soil texture ) . 7
    II.4.2 Cơ cấu đất (soil structure ) . 7
    II.4.3 Màu sắc của đất . 8
    II.5 Tính chất hóa học của đất . 8
    II.6 Thành phần hữu cơ của đất . 9


    II.7 Keo đất và khả năng hấp phụ của đất . . 9
    II.7.1 Keo đất . 9
    II.7.2 Khả năng hấp phụ của đất . 10
    II.7.2.1 Hấp phụ cơ học . 10
    II.7.2.2 Hấp phụ lý học (Hấp phụ phân tử) . 10
    II.7.2.3 Hấp phụ hóa học . 11
    II.7.2.4 Hấp phụ lý - hóa học (Hấp phụ trao đổi) . 11
    II.7.2.5 Hấp phụ sinh học . 11
    II.7.3 Khả năng trao đổi cation . 11
    II.8 Ô nhiễm môi trường đất . 13
    II.8.1: Ô nhiễm ở KCN và đô thị . 14
    II.8.1.1 Chất thải xây dựng . 15
    II.8.1.2: Chất thải kim loại . 15
    II.8.1.3: Chất thải khí . 16
    II.8.1.4: Chất thải hóa học và hữu cơ . 16
    II.8.2: Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp . 17
    II.8.2.1: Ô nhiễm do phân bón . 17
    II.8.2.2: Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật . 18
    CHƯƠNG III . 20
    III.1 Khái niệm về kim loại nặng . 20
    III.2 Nguồn gốc của một số kim loại nặng thường gặp trong đất và trong cây trồng 20
    III.2.1 Từ các thuốc trừ sâu vô cơ, thuốc trừ bệnh và phân bón . 22

    III.2.1.1 Thuốc trừ nấm chứa đồng . 23
    III.2.1.2 Các thuốc trừ nấm chứa thủy ngân . 23
    III.2.2 Từ bùn cống rãnh . 23
    III.2.3 Từ quá trình khai thác và sản xuất kim loại . 24
    III.2.4 Các lò nấu kim loại . 25
    III.2.5 Rác thải và các chất thải bỏ công nghiệp . 25
    III.3 Hóa học kim loại nặng trong đất . 26
    III.3.1 Asen (As) . 26
    III.3.2 Cadimi (Cd) . 26
    III.3.3 Thủy ngân (Hg) . 27
    III.3.4 Chì (Pb) . 27
    III.3.5 Selen (Se) . 28
    III.4 Ảnh hưởng của kim loại nặng . 29
    III.4.1 Ảnh hưởng có lợi . 29
    III.4.2 Ảnh hưởng có hại . 30
    CHƯƠNG IV . 37
    IV.1 Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất và cây trồng tại một số khu vực sản
    xuất rau quả trọng điểm miền Bắc Việt Nam . . 38
    IV.2 Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất và cây trồng tại một số khu vực sản
    xuất rau quả trọng điểm miền Nam Việt Nam . . 49
    CHƯƠNG V . 65
    V.1 Xử lý kim loại nặng trong đất . 65


    V.1.1 Phương pháp cơ lý - Nhiệt . . 65
    V.1.2 Phương pháp sinh học . . 65
    V.2 Xử lý nước thải công nghiệp . . 67
    V.3 Quy hoạch các khu công nghiệp thân thện với môi trường . 68
    V.4 Cải tạo hệ thống tiêu thoát nước . . 69
    V.5 Tuyên truyền và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường . . 70
    CHƯƠNG VI . . 71
    VI.1 Kết luận . 71
    VI.2 Đề xuất . . 72




    Vấn đề ô nhiễm KLN trong đất và trong rau tại một số khu vực và ảnh hưởng của nó đến
    môi trường và sức khỏe của con người
    CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
    I.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI:
    Đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đối tượng lao động độc đáo, là nền tảng
    của các hệ sinh thái Trái Đất. Trên quan điểm sinh thái học thì đất là một tài
    nguyên tái tạo, là “vật mang” nhiều hệ sinh thái khác trên Trái Đất. Con người tác
    động vào đất cũng chính là tác động vào các hệ sinh thái mà đất “mang” trên mình
    nó. Cho nên việc bảo vệ môi trường đất và các giải pháp khống chế và ô nhiễm đất,
    duy trì tính năng sản xuất lâu dài của đất là một chiến lược quan trọng của nước ta
    trong việc sử dụng hợp lý và lâu bền các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
    Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
    nước. Trong một thời gian ngắn, rất nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp đã ra đời,
    góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó, nền
    sản xuất nông nghiệp của Việt Nam cũng có nhiều thay đổi to lớn nhờ áp dụng
    những tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải thiện năng suất và chất lượng cấy trồng.
    Tuy nhiên, song hành với những phát triển trên đây thì vấn đề môi trường của Việt
    Nam cũng đang có xu hướng ngày càng xấu đi, thể hiện trên nhiều thành phần môi
    trường như ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí. Trong ba thành phần môi trường đó
    thì dường như vấn đề ô nhiễm đất thường bị xem nhẹ hơn tầm quan trọng của nó,
    mặc dù các chất gây ô nhiễm đất có thể bị tích lũy trong cây trồng và tác động trực
    tiếp đến sức khỏe con người qua bữa ăn hang ngày. Nhiều chất ô nhiễm trong đất
    và cây trồng không nhìn thấy bằng mắt thường nhưng ảnh hưởng rất lớn. Trong đó
    đối với môi trường đất nói riêng, sự ô nhiễm và tích lũy dần theo thời gian các kim
    loại nặng ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng nông sản, từ đó làm giảm
    tính cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới. Vì vậy để nâng cao
    chất lượng nông sản thì bên cạnh việc tạo ra các giống rau quả mới có năng suất
    cao, chất lượng tốy yhì cũng cần phải hạn chế sự tích lũy các kim loại nặng trong
    cây trồng.
    Trước thực tế trên đề tài nghiên cứu “Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong
    đất và cây trồng tại một số khu vực ở Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến môi
    trường” được đặt ra nhằm có được một cái nhìn tổng thể và khách quan về hiện
    trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất và cây trồng ở nước ta thời gian gần đây,
    những nguyên nhân gây ra vấn đề trên để từ đó đề xuất giải pháp ngăn ngừa tình
    trạng tích lũy kim loại nặng trong đất và cây trồng.
    I.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
    - Tổng quan về tình hình ô nhiễm kim loại nặng trong đất và cây trồng tại một
    số khu vực điển hình ở Việt Nam hiện nay và ảnh hưởng của nó đến môi trường.
    I.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
    Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, đề tài đã thực hiện các nội dung sau đây:
    - Tổng quan về một số kim loại nặng thường hiện diện trong đất.
    - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ ô nhiễm đất nói chung hiện nay do các
    tác động từ sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp tại một số khu vực ở Việt Nam
    - Thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ tích lũy kim loại nặng trong đất và trong
    cây trồng tại một số khu vực ở Việt Nam.
    - Ảnh hưởng của sự tích lũy kim loại nặng đến môi trường và sức khỏe của con
    người.
    - Đề xuất một số biện pháp khắc phục vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong đất
    và trong cây trồng ở Việt Nam
    I.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    - Phương pháp thu thập: Tìm kiếm và thu thập các tài liệu liên quan phục vụ
    cho nghiên cứu đề tài qua các kênh thông tin như: sách, giáo trình, báo, các chuyên
    đề, tài liệu điện tử

    - Phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá: Từ các tài liệu đã thu thập
    được, tiến hành lựa chọn, biến đổi, sắp xếp các số liệu và tài liệu thành hệ thống để
    phản ánh được mục tiêu mà đề tài đề ra.
    I.5 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
    - Hiện trạng vấn đề tích lũy các kim loại nặng trong đất và cây trồng thời gian
    gần đây tại một số khu vực sản xuất rau quả và lương thực trọng điểm tại miền Bắc
    nà miền Nam Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...