Tài liệu Vấn đề nhất thể hoá pháp luật và hài hoà hoá pháp luật trong tư pháp quốc tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một trong những quy luật cơ bản phát triển xã hội đương đại là củng cố vàphát triển sâu rộng hoạt động liên kết mọi mặt đời sống cộng đồng của loài người, nhất là trong lĩnh vực kinh tế và luật pháp. Vấn đề liên kết pháp luật (hay còn gọi là quốc tế hoá pháp luật) là quá trình làm các hệ thống pháp luật xích lại gần nhau, tăng cường sự tác động qua lại và ảnh hưởng tương hỗ giữa chúng.
    Liên kết pháp luật giữa các quốc gia thường được thể hiện dưới hai phương diện có sự gắn kết với nhau rất chặt chẽ, song về nội dung và quá trình phát triển của chúng lại có những đặc điểm riêng biệt, đó là nhất thể hoá pháp luật và hài hoà hoá pháp luật.
    1. Vấn đề nhất thể hoá pháp luật
    Nhất thể hoá pháp luật (unie facere) là quá trình hình thành những kiểu quy phạm thống nhất như nhau về hình thức cũng như nội dung trong pháp luật quốc nội của các quốc gia khác nhau. Việc ban hành pháp luật là lĩnh vực hoàn toàn thuộc chủ quyền của mỗi quốc gia và tất nhiên không có bất kì cơ quan quyền lực quốc tế nào đứng trên quốc gia ban hành văn bản pháp lí cho bất kì quốc gia nào, điều này có nghĩa là để nhất thể hoá hoá pháp luật chỉ có cách duy nhất là hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia.
    Như vậy, nhất thể hoá pháp luật là sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia để xây dựng (ban hành), thay đổi hay chấm dứt các quy phạm pháp luật có hình thức và nội dung





    như nhau (các quy phạm có tính tương đồng như nhau) trong luật quốc nội của mình. Sự nhất thể hoá này thường diễn ra trong một hoặc vài nhóm quốc gia nhất định. Về phương diện này cho ta thấy nhất thể hoá pháp luật cũng là phương thức của quá trình sáng tạo pháp luật. Đặc trưng cơ bản của quá trình này là nó phải diễn ra đồng thời ở cả hai hệ thống pháp luật: Hệ thống luật quốc tế và hệ thống luật quốc gia cùng với việc tạo ra cơ chế thực thi đồng bộ giữa chúng.
    Nhất thể hoá pháp luật giữa các quốc gia
    có thể xảy ra ở rất nhiều lĩnh vực pháp luật trong nước, ví như: Luật hình sự (tổ hợp các quy phạm theo một hoặc vài nhóm tội phạm); luật tố tụng hình sự (chế định dẫn độ tội phạm); luật hành chính và luật tài chính (như là ban hành một kiểu quy phạm điều chỉnh các quan hệ hải quan và phạt vi phạm hải quan) v.v Thậm chí quá trình này còn diễn ra ngay ở các đạo luật cao nhất của luật quốc gia - đó là luật hiến pháp (ví dụ: Các quyền cơ bản của công dân phù hợp với các tiêu chuẩn chung mà cộng đồng các quốc gia đã thừa nhận). Song có lẽ quá trình nhất thể hoá pháp luật xảy ra trong lĩnh vực tư pháp quốc tế là đậm nét nhất mà kết quả của nó có thể giải thích bằng các đặc thù rất riêng cho lĩnh vực này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...