Tiểu Luận Vấn đề nào dẫn đến thông tin mất cân xứng? giải thích

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vấn đề nào dẫn đến thông tin mất cân xứng? giảithích
    a. Đảo nợb. Mua cổ phiếu quỹ
    c. Phát triển doanh nghiệp Nhà Nước

    Đảo nợ
    1. Định nghĩa:
    Đảo nợ được nhắc đến trong thực tiễn với một vài tên gọi khác nhau như “đáo hạn” trong các dịch vụ tài chính, dịch vụ đáo hạn (tín dụng đen) hay như “cơ cấu tài chính” và gần đây từ 2009 đến 2010, người ta nhắc nhiều đến đảo nợ khi thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất trong gói kích cầu của Chính Phủ với một quan điểm “nghiêm cấm đảo nợ” để tránh thất thoát nguồn tiền hỗ trợ của Chính phủ.
    Dưới góc độ pháp lý, đảo nợ được nhắc đến trong nhiều văn bản liên quan đến chính sách về cho vay của nhà nước. Nhưng có thể tham khảo khái niệm sau: Đảo nợ: Là việc tổ chức, cá nhân (trừ tổ chức tín dụng) vay tại TCTD này để trả nợ cho tổ chức tín dụng đó và/hoặc trả nợ cho tổ chức tín dụng khác” đồng thời diễn giải các trường hợp sau đây được coi là vi phạm:
    - Dùng toàn bộ, một phần khoản vay để trả nợ cho một phần hoặc toàn bộ khoản vay khác hoặc nhiều khoản vay khác nhau tại một hoặc nhiều tổ thức tín dụng khác nhau;
    - Bên vay thông qua tổ chức, cá nhân khác để chuyển nguồn vốn vay thông qua các cách thức khác nhau để trả khoản nợ của chính Bên vay tại TCTD khác mà không có bất kỳ sự bù trừ nghĩa vụ nào một cách phù hợp;
    Ví dụ: Doanh nghiệp A vay của doanh nghiệp D để trả nợ ngân hàng C, sau đó A vay của ngân hàng E để thanh toán nợ cho D (bằng các cách khác nhau, như hợp đồng mua bán khống);
    - Ngân hàng C cho vay để doanh nghiệp A thực hiện hợp đồng với D nhưng doanh nghiệp D dùng tiền trả nợ Ngân hàng C từ nguồn thu đó nhưng khi cho vay, ngân hàng C xác định phương án cho vay A không khả thi nhưng mục đích chính là giảm nợ xấu tại chính mình nên biết trước việc cho vay để trả nợ (Trường hợp này bình thường có thể bị nhầm lẫn với nhóm hành vi vi phạm quy định về cho vay khác mà không phải đảo nợ);
    - Ngân hàng C mua nợ của doanh nghiệp A tại ngân hàng B, sau khi mua nợ thì ngân hàng C phân loại nợ vào nhóm thấp hơn (do hệ thống xếp hạng và phân nhóm khác nhau) và cơ cấu lại nợ theo hướng từ quá hạn thành trong hạn (không phụ thuộc vào cách thức cơ cấu lại).
    2. Phân tích rủi ro
    Rủi ro từ đảo nợ là hiện hữu và nó làm méo mó số liệu và chất lượng tín dụng ngân hàng. Như Thống đốc Nguyễn Văn Giàu có nói, “Luật pháp nghiêm cấm triệt để hành vi đảo nợ trong bất luận trường hợp nào. Bởi vì, một nền kinh tế chấp nhận cho vay đảo nợ, tức là chấp nhận cách làm ăn không mang lại hiệu quả, đồng thời gây thất thoát tài sản, chưa kể gây rối ren trong công tác quản lý”.Vì sao đảo nợ là rủi ro như thế, ta sẽ cùng nhau tìm hiểu như sau:
    Nhìn bề ngoài đảo nợ tạo cho người ta cái ảo giác về các khoản nợ được hoàn trả tốt, tỷ lệ nợ xấu hay nợ quá hạn giảm xuống nhưng thực chất thì không phải vậy. Bởi vì người đi vay đã dùng số tiền có được để trả nợ nên sẽ không còn vốn và cơ sở để trả khoản nợ mới. Như vậy khoản nợ cũ ban đầu thực ra chẳng bao giờ đáo hạn trong khi ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm hoàn trả tiền cho người gửi.
    Nếu doanh nghiệp vay khoản vốn mới với số tiền lớn hơn khoản nợ cũ để không chỉ dùng cho việc đảo nợ mà còn dùng vào đầu tư thì đòi hỏi tỷ suất sinh lợi của vốn đầu tư phải rất cao mới có cơ sở trả được nợ. Đây là điều khó có thể đạt được trong điều kiện khủng hoảng kinh tế hiện nay. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp buộc phải cung cấp thông tin có lợi hơn cho mình, làm cho hình ảnh doanh nghiệp tốt hơn, trở thành người đi vay với khả năng hoàn trả nợ cao đối với người cho vay. Trong khi NH-người cho vay không nắm được thông tin hoàn hảo của người đi vay dẫn đến NH sẽ có quyết định sai lầm hay nói cách khác là lựa chọn nghịch. Đó chính là thông tin bất cân xứng giữa người đi vay và NH-người cho vay.
    Bên cạnh đó, các khoản nợ xấu sẽ “ăn theo” các khoản nợ trong diện được đảo nợ để hưởng “lộc trời cho”. Việc “đảo nợ” có nguy cơ bị lợi dụng. Các ngân hàng cũng có động cơ để tăng cường cho vay đảo nợ vì nếu không cho vay thì các khoản nợ xấu vẫn “nằm im” trên bảng tổng kết tài sản, còn nếu cho vay thì không những sẽ “làm sạch” được các khoản nợ xấu mà còn có thêm thu nhập từ các khoản tiền lãi hỗ trợ của Chính phủ. Lúc này, thông tin bất cân xứng diễn ra giữa NH và nhà đầu tư hoặc Chính phủ - những người không được cung cấp thông tin một cách toàn diện về tình hình các khoản nợ xấu của NH
    Tuy nhiên, phải hiểu việc cho vay mới trả nợ cũ, hay nói cách khác là đảo nợ này, cũng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...