Thạc Sĩ Vấn đề nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vấn đề nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Vấn đề nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ
    Định dạng file word


    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tư duy lý luận là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của người cán
    bộ lãnh đạo, quản lý. Vấn đề này được xem như chìa khóa giúp cho người cán bộ nhận
    thức thực tiễn một cách sâu sắc và chỉ đạo thực tiễn đạt được hiệu quả cao. Mọi đường
    lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có biến thành hiện thực hay không phụ
    thuộc rất lớn vào năng lực và trình độ tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ, họ là người tiếp
    thu, bổ sung và phát triển cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nơi mình
    đang công tác.
    Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh là vấn đề
    có ý nghĩa rất quan trọng, vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược. Bởi lẽ, năng
    lực tư duy lý luận là cơ sở quan trọng để hoạch định đường lối, chủ trương; là cơ sở để
    chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng đang vừa yêu cầu
    đội ngũ cán bộ phải liên tục phát hiện khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết, bất cập,
    yếu kém vừa đặt ra những vấn đề, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Những vấn đề đó đòi
    hỏi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có và phải nâng cao hơn nữa năng lực tư duy lý luận.
    Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thắng lợi của hơn 20 năm đổi mới
    chính là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. Đội ngũ này giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống
    chính trị, là cầu nối có hiệu lực giữa Đảng, Nhà nước với địa phương. Cấp tỉnh là đơn vị
    hành chính có những điều kiện khá hoàn chỉnh về tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
    hội; các tỉnh Bắc Trung bộ nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng có một vị trí địa chính
    trị quan trọng, những biến đổi về kinh tế – xã hội ở đây đều có ảnh hưởng không nhỏ đến
    sự phát triển chung của cả nước. Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp
    tỉnh phải tiếp tục nâng cao năng lực tư duy lý luận để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
    sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    Trong những năm qua, hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo
    chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ đã đem lại nhiều kết quả có ý nghĩa thực tiễn. Tuy
    nhiên, do nhiều nguyên nhân từ phía khách quan lẫn chủ quan mà năng lực tư duy lý luận
    vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Bắc Trung bộ là vùng có điều kiện tự nhiên rất khó khăn,
    lại bị tàn phá nặng nề bởi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, cho nên kinh tế không
    phát triển như các vùng kinh tế trong nước khác; đây cũng chính là điều kiện để cho lối
    tư duy kinh nghiệm giáo điều, cứng nhắc tồn tại, phát triển mạnh mẽ hơn những vùng,
    miền khác; điều đó đã ảnh hưởng lớn đến năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ nói
    chung. Cho đến nay, vẫn còn nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt vẫn còn thụ động, trông
    chờ, ỷ lại vào sự chỉ đạo của cấp trên. Họ chưa dám mạnh dạn đột phá, sáng tạo trong
    trong việc vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
    vào điều kiện thực tiễn địa phương như cán bộ ở các tỉnh ở vùng Đông Nam bộ, Nam
    Trung bộ hay Đồng bằng sông Hồng.
    Trong điều kiện đất nước đang tiến hành công cuộc đổi mới, người cán bộ lãnh
    đạo chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ một mặt phải kịp thời khắc phục những hạn chế,
    khiếm khuyết về mặt năng lực tư duy lý luận để đáp ứng cho công tác lãnh đạo, quản lý, mặt
    khác phải nắm bắt những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
    đường lối của Đảng để vận dụng hoạch định phương hướng, giải pháp phù hợp với điều kiện
    thực tế địa phương.
    Chính vì vậy, mặc dù vấn đề này đã được khá nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của
    nhiều nhà khoa học, nhưng với mong muốn đóng góp vào lĩnh vực này, tôi chọn đề tài:
    “Vấn đề nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc
    Trung bộ” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Năng lực tư duy lý luận của người cán bộ là vấn đề đã thu hút sự quan tâm
    nghiên cứu của các nhà khoa học. Cho đến nay đã có nhiều công trình được công bố với
    những mức độ thể hiện khác nhau trong đó có những công trình có liên quan trực tiếp đến
    đề tài như: “Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ giảng dạy lý luận Mác - Lênin
    ở các trường Chính trị tỉnh”, luận án tiến sĩ triết học của Nguyễn Đình Trãi; “Nâng cao
    năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện
    nay”, luận án tiến sĩ triết học của Dương Minh Đức; “Nâng cao năng lực tư duy lý luận
    cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã miền núi hiện nay (qua thực tế tỉnh Tuyên Quang)”
    luận văn thạc sĩ triết học của Đỗ Cao Quang; “Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội
    ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở nước ta hiện nay qua thực tế tỉnh Kiên Giang”
    luận văn thạc sĩ triết học của Vũ Đình Chuyên; “Năng lực tư duy lý luận trong quá trình
    đổi mới tư duy” của Nguyễn Ngọc Long trong Tạp chí Cộng sản số 10, năm 1987
    Những công trình trên đã nghiên cứu sâu sắc về năng lực tư duy lý luận cho
    người cán bộ làm công tác giảng dạy hoặc người cán bộ lãnh đạo chủ chốt nhưng chưa đề
    cập đến đối tượng là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ cũng như đối với
    tỉnh Quảng Trị. Như vậy, năng lực tư duy lý luận của người cán bộ chủ chốt cấp tỉnh
    vùng Bắc Trung bộ vẫn còn là mảng đề tài cần tiếp tục làm sáng tỏ.
    Cùng với đó là những công trình nghiên cứu chuyên sâu về năng lực tư duy, trình
    độ tư duy, tư duy lý luận và trình độ tư duy lý luận như: “Tư duy lý luận với hoạt động
    của người cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn”, chủ biên: TS. Trần Thành; “Bệnh kinh
    nghiệm chủ nghĩa ở đội ngũ cán bộ nước ta trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội”,
    luận án phó tiến sĩ triết học của Trần Văn Phòng; “Nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ
    cán bộ chủ chốt cấp xã hiện nay”, luận án phó tiến sĩ triết học của Hồ Bá Thâm; “Nâng
    cao trình độ tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt người dân tộc thiểu số cấp tỉnh ở miền
    núi phía Bắc”, luận văn thạc sĩ triết học của Nguyễn Hoàng Hưng; “Nâng cao trình độ tư
    duy lý luận cho phóng viên báo chí ở nước ta hiện nay”, chủ nhiệm đề tài: TS. Hoàng
    Đình Cúc, “Xây dựng phong cách tư duy khoa học của người cán bộ đảng viên theo
    gương Bác Hồ vĩ đại” của Lê Thanh Bình, tạp chí Triết học số 13 năm 1986, Bài: “Mấy ý
    kiến về đổi mới tư duy lý luận” của tác giả Thái Ninh trong Tạp chí Cộng sản số 03 năm
    1988; “Tư duy truyền thống Việt Nam trong quá trình đổi mới tư duy ở nước ta” của Vũ
    Văn Viên trong Tạp chí Lý luận Chính trị số tháng 12 năm 2001,
    Ngoài ra, còn phải kể đến công trình nghiên cứu “Nâng cao năng lực tổ chức
    thực hiện nghị quyết cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh Bắc Trung bộ”,
    chủ nhiệm đề tài: TS. Trương Thị Thông. Công trình này nghiên cứu về năng lực của đội
    ngũ cán bộ chủ chốt ở các tỉnh Bắc Trung bộ nhưng dưới gốc độ tổ chức thực hiện các
    nghị quyết và đối tượng nghiên cứu chỉ là cán bộ chủ chốt cấp huyện.
    Tuy nhiên, việc nghiên cứu về năng lực tư duy lý luận như một phẩm chất tư duy
    của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ở vùng Bắc Trung bộ và đặc biệt ở tỉnh
    Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay với tư cách là một luận văn thạc sĩ khoa học triết học
    thì chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu. Vì vậy, việc chọn nghiên cứu đề tài này mang ý
    nghĩa lý luận và thực tiễn, nhằm góp phần vào công tác cán bộ trong sự nghiệp đổi mới
    hiện nay ở tỉnh Quảng Trị nói riêng và trong cả nước nói chung.
    3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
    3.1. Mục đích
    Trên cơ sở phân tích vai trò của năng lực tư duy lý luận trong hoạt động lãnh
    đạo, quản lý và thực trạng năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt
    cấp tỉnh vùng Bắc Trung bộ (qua thực tế tỉnh Quảng Trị) hiện nay, luận văn đề ra một số
    giải pháp nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ này.
    3.2. Nhiệm vụ
    - Chỉ ra được vai trò của năng lực tư duy lý luận đối với hoạt động lãnh đạo,
    quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.
    - Đánh giá thực trạng năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ
    chốt cấp tỉnh và phân tích những nhân tố tác động đến năng lực tư duy lý luận tạo nên
    thực trạng đó.
    - Đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội
    ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng Bắc Trung bộ trong giai đoạn mới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    Luận văn không nghiên cứu tất cả những đối tượng cán bộ lãnh đạo, cũng không
    nghiên cứu tất cả các phẩm chất của người cán bộ lãnh đạo theo yêu cầu của sự nghiệp đổi
    mới, mà chỉ nghiên cứu về năng lực tư duy lý luận và vai trò của nó với hoạt động của người
    cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ nói chung, và tỉnh Quảng Trị nói riêng.
    Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh được đề cập trong luận văn là toàn bộ Ban chấp hành tỉnh
    Đảng bộ.
    Luận văn nghiên cứu năng lực tư duy lý luận với tư cách là một phẩm chất của tư
    duy dưới góc độ nhận thức luận theo lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng chứ
    không nghiên cứu về người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh như là đối tượng của các
    khoa học khác (Như Lịch sử Đảng, Chính trị học, Xây dựng Đảng), cũng không nghiên
    cứu về năng lực tư duy với tư cách là đối tượng của tâm lý học.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    5.1. Cơ sở lý luận
    - Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
    biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhất là những nguyên lý lý luận nhận thức mác
    xít. Đồng thời, luận văn cũng dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng và
    Nhà nước về lĩnh vực tư duy lý luận, các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị và một số
    tỉnh khác.
    - Luận văn kế thừa các tư tưởng khoa học của tác giả khác có liên quan đến đề
    tài.
    5.2. Về phương pháp
    Trong luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp; phân tích - tổng hợp, lịch sử
    - lôgíc, phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
    6. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn
    Luận văn chỉ ra được những phẩm chất tối thiểu thuộc về năng lực tư duy lý luận
    - một năng lực cơ bản trong năng lực của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh; làm rõ
    vai trò của năng lực tư duy lý luận đối với hoạt động của người cán bộ lãnh đạo, quản lý
    cấp tỉnh.
    Đồng thời, luận văn cũng đã vạch ra được thực trạng năng lực tư duy lý luận của
    đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, nhưng nhân tố tạo nên thực trạng đó; trên cơ
    sở đó, luận văn nêu ra một số phương hướng và những giải pháp chủ yếu để phát huy và
    nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ này.
    7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu, giảng dạy những
    vấn đề về lý luận nhận thức, về công tác xây dựng Đảng ở các Trường Chính trị tỉnh, các
    trung tâm bồi dưỡng lý luận chính trị huyện v.v .
    8. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
    được kết cấu gồm 3 chương, 9 tiết.


    Danh mục tài liệu tham khảo
    Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (1996), Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị, tập 1,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    Hoàng Chí Bảo (1988), "Từ tư duy kinh nghiệm tới tư duy lý luận", Thông tin lý
    luận, (6).
    Lê Thanh Bình (1986), “Xây dựng phong cách tư duy khoa học của người cán bộ
    đảng viên theo gương Bác Hồ vĩ đại”, Triết học, (13).
    Vũ Đình Chuyên (2000), Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh
    đạo, quản lý cấp huyện ở nước ta hiện nay qua thực tế tỉnh Kiên Giang, Luận
    văn Thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    Cục Thống kê Quảng Trị (2009), Niên giám thống kê Quảng Trị, Nxb Thống kê, Hà
    Nội.
    Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (2005), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV.
    Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
    Nxb Sự thật, Hà Nội.
    Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn
    qua 20 năm đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    11. Dương Minh Đức (2006), Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo
    chủ chốt các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học,
    Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    12. Tô Duy Hợp (1989), “Bàn về cơ sở triết học của đổi mới tư duy ở nước ta hiện nay”,
    Triết học, (1).
    13. Nguyễn Hoàng Hưng (2005), Nâng cao trình độ tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt
    người dân tộc thiểu số cấp tỉnh ở miền núi phía Bắc, luận văn thạc sĩ triết học,
    Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    14. Nguyễn Thế Kiệt (2001), Thực trạng tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo, quản lý
    nước ta hiện nay, Trong sách: "Học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh", Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    15. Nguyễn Thị Hồng Lê (2004), Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ
    lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay, Luận văn
    thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    16. V.I.Lênin (1975), Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    17. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, tập 9, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    18. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 18, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    19. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 20, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    20. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 23, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    21. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    22. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    23. V.I.Lênin (1984), Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    24. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    25. Nguyễn Văn Linh (1987), Đổi mới tư duy và phong cách, Nxb Sự
    thật, Hà Nội.
    26. Nguyễn Ngọc Long (1988), Chống chủ nghĩa chủ quan duy ý chí, khắc phục bệnh
    kinh nghiệm và bệnh giáo điều trong quá trình đổi mới tư duy lý luận, Trong
    sách: "Mấy vấn đề cấp bách về đổi mới tư duy lý luận", Học viện Nguyễn ái
    Quốc, Hà Nội.
    27. Nguyễn Ngọc Long (1987), "Năng lực tư duy lý luận trong quá trình đổi mới tư
    duy", Cộng sản, (10).
    C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
     
Đang tải...