Tiểu Luận Vấn đề môi trường trong quá trình gia nhập tổ chức WTO - Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vấn đề môi trường là vấn đề không chỉ riêng của một quốc gia nào. Môi trường – xoá rào cản ngăn cách giữa các quốc gia về phạm vi lãnh thổ địa giới hành chính nhất là khi các quốc gia đang hoà chung vào cùng một dòng chảy toàn cầu hoá. Tuy nhiên không phải quốc gia nào, người nào cũng nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của nó do mức độ ảnh hưởng đối với từng khu vực lãnh thổ là khác nhau và những thiệt hại về vấn đề môi trường là không dễ nhận biết trong một thời gian ngắn. Chính vì thế khi kinh tế đang ngày một phát triển, đời sống được nâng cao, nhận thức về môi trường cũng ngày một cải thiện thì môi trường đã trở thành một yêu cầu bắt buộc trong thương mại thế giới. Những yêu cầu này là khác nhau tuỳ vào sự phát triển và quy định của từng khu vực lãnh thổ.

    Quan điểm của WTO về vấn đề môi trường là áp dụng các biện pháp chống ô nhiễm không tạo ra các rào cản môi trường cho thương mại hoặc dỡ bỏ các rào cản hiện tại. Các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam bày tỏ sự lo ngại rằng: Các sản phẩm bị cấm ở các nuớc phát triển vì lý do nguy hại đến môi trường, sức khoẻ, hoặc an toàn vẫn tiếp tục được xuất khẩu sang nước họ. Ngoài ra các ngành công nghiệp gây ô nhiễm bị cấm ở các nước phát triển có xu hướng di chuyển sang cácnước kém phát triển khi gia nhập WTO. Như vậy các nước đang phát triển có thể trở thành bãi rác của thương mại thế giới.

    Đồng thời các nước phát triển lo ngại quá trình phát triển ồ ạt với chi phí thấp, không đảm bảo các điều kiện về môi trương ở các nước đang phát triển sẽ ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu, giảm khả năng phát triển bền vững.
    Bên cạnh các rào cản về lao động, hàng rào thuế quan thương mại thế giới còn có rào cản về môi trường được gọi là “rào cản xanh”. “ Rào cản xanh” được hiểu là các quy định về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia. Bên cạnh yếu tố tích cực là bảo vệ môi trường nó còn là một công cụ phi thuế quan cực kỳ hiệu quả của các nước phát triển và đang phát triển ở trình độ cao để bảo hộ hàng hoá trong nước. Đây là một vấn đề nan giải được đặt ra với nước ta.

    Thực tế đã chỉ ra Việt Nam ngày càng phải đương đầu với rất nhiều các yêu cầu về môi trường từ các nước phát triển . Bằng chứng là tôm xuất khẩu của Việt Nam bị Mỹ, cộng đồng châu Âu từ chối, bị trả lại do không đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thịt xuất khẩu bị đe doạ vì nạn Sar và H5N1. Hậu quả xuất khẩu bị đe doạ vì những tin đồn về chất diệt cỏ dioxin . Không còn nghi ngờ gì, khi Việt Nam gia nhập WTO, các nhu cầu về môi trường còn nghiêm ngặt hơn và đất nước cần chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với các vấn đề liên quan đến vấn đề môi trường- thương mại. Về phía Việt Nam, chúng ta cũng cần sử dụng một cách hiệu quả hơn“ Rào cản xanh” để kiểm soát xuất, nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến vấn đề môi trường bảo vệ các ngành sản xuất trong nước cũng như hạn chế tối đa các ngoại ứng tiêu cực do các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động sản xuất tại Việt Nam.
    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    I LÝ LUẬN 2
    1. Vai trò của môi trường: 2
    2. Môi trường và thương mại - tại sao Việt Nam chúng ta phải quan tâm khi gia nhập WTO: 2
    3. Các yêu cầu đặt ra với Việt Nam 4
    II- THỰC TRẠNG VIỆT NAM: 4
    1- Nhận định tình hình chung : 4
    2-Về cơ chế chính sách: 6
    3- Về phía các cơ quan quản lý môi trường: 7
    4- Về phía các doanh nghiệp: 7
    5- Về phía cộng đồng dân cư: 9
    Vài nét về ngành dệt may Việt Nam 10
    * Ngành dệt may Việt Nam 10
    * Rào cản xanh và vấn đề đặt ra đối với ngành dệt may. 11
    III-GIẢI PHÁP 13
    1. Những giải pháp vĩ mô. 13
    2. Phía doanh nghiệp: 15
    IV. KẾT LUẬN 19
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...