Thạc Sĩ Vấn đề mâu thuẫn dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng Tây Nam Bộ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/9/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]NỘI DUNG
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Lời cam đoan
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mục lục
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
    [/TD]
    [TD]3
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục các bảng
    [/TD]
    [TD]4
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]MỞ ĐẦU
    [/TD]
    [TD]5
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    [/TD]
    [TD]5
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    [/TD]
    [TD]9
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    [/TD]
    [TD]9
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
    [/TD]
    [TD]10
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
    [/TD]
    [TD]11
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    [/TD]
    [TD]11
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]7. Kết cấu của luận án
    [/TD]
    [TD]12
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
    MÂU THUẪN DÂN TỘC Ở VÙNG TÂY NAM BỘ HIỆN NAY
    [/TD]
    [TD]13
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1. Một số công trình nghiên cứu mâu thuẫn, xung đột xã hội
    [/TD]
    [TD]14
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2. Một số công trình nghiên cứu thực trạng mâu thuẫn dân tộc ở Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH
    [/TD]
    [TD]21
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3. Một số công trình nghiên cứu phương thức giải quyết mâu thuẫn dân tộc ở Tây Nam Bộ trong quá trình CNH, HĐH
    [/TD]
    [TD]28
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 2: MÂU THUẪN DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH
    CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA - MỘT
    SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
    [/TD]
    [TD]39
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Lý luận về mâu thuẫn và mâu thuẫn dân tộc
    [/TD]
    [TD]39
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Vấn đề dân tộc và mâu thuẫn dân tộc ở Việt Nam hiện nay
    [/TD]
    [TD]61
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3. Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến mâu thuẫn dân tộc ở Việt Nam hiện nay
    [/TD]
    [TD]74
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Chương 3: THỰC TRẠNG MÂU THUẪN DÂN TỘC TRONG
    QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
    Ở VÙNG TÂY NAM BỘ
    [/TD]
    [TD]88
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1. Một số nét đặc thù của vùng Tây Nam Bộ
    [/TD]
    [TD]88
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2. Một số mâu thuẫn chủ yếu ở vùng Tây Nam Bộ thời kỳ CNH, HĐH
    [/TD]
    [TD]99
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 4: GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ MÂU
    THUẪN DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG
    NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VÙNG TÂY NAM BỘ
    [/TD]
    [TD]120
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1. Giải quyết các vấn đề về kinh tế - xã hội đối với đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Tây Tây Nam Bộ
    [/TD]
    [TD]120
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.2. Khắc phục một số bất cập về cơ chế, chính sách đối với đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Tây Tây Nam Bộ
    [/TD]
    [TD]135
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.3. Khắc phục một số bất cập về phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, năng lực của đội ngũ cán bộ ở vùng Tây Nam Bộ
    [/TD]
    [TD]140
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KẾT LUẬN
    [/TD]
    [TD]152
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
    [/TD]
    [TD]154
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [/TD]
    [TD]155
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PHỤ LỤC
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


    [TABLE]
    [TR]
    [TD]CNH, HĐH
    [/TD]
    [TD]Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CNXH
    [/TD]
    [TD]Chủ nghĩa xã hội
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]MDPA
    [/TD]
    [TD]Phân tích hiện trạng nghèo, đói ở đồng bằng sông Cửu Long
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]MTTQ
    [/TD]
    [TD]Mặt trận Tổ quốc
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]UBND
    [/TD]
    [TD]Ủy ban nhân dân
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]XHCN
    [/TD]
    [TD]Xã hội chủ nghĩa
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]WTO
    [/TD]
    [TD]Tổ chức Thương mại thế giới
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Số hiệu
    [/TD]
    [TD]Tên bảng
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.1
    [/TD]
    [TD]Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng qua các năm (%)
    [/TD]
    [TD]89
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.2
    [/TD]
    [TD]Tỷ lệ hộ nghèo của các tỉnh trong vùng qua các năm (%)
    [/TD]
    [TD]89
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.3
    [/TD]
    [TD]Tỷ lệ trẻ em nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long chia theo lĩnh vực qua các năm (%)
    [/TD]
    [TD]90
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.4
    [/TD]
    [TD]Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng theo nhóm thu nhập chủ hộ năm 2010 (Đơn vị tính: 1000VNĐ)
    [/TD]
    [TD]90
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.5
    [/TD]
    [TD]Tỷ lệ đường ô tô và đường thủy tới xã và thôn/ấp, tiếp cận các phương tiện giao thông ở đồng bằng sông Cửu Long qua các năm (%)
    [/TD]
    [TD]90
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.6
    [/TD]
    [TD]Dân số chung và dân số dân tộc Khmer tại 9 tỉnh, thành vùng Tây Nam Bộ năm 2011
    [/TD]
    [TD]93
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.7
    [/TD]
    [TD]Số xã đặc biệt khó khăn ở 9 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2007
    [/TD]
    [TD]93
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.8
    [/TD]
    [TD]Số liệu hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2011
    [/TD]
    [TD]94
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.9
    [/TD]
    [TD]Bảng tổng hợp về Chùa và Phật tử ở 9 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long
    [/TD]
    [TD]94
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.10
    [/TD]
    [TD]Số hộ nghèo dân tộc thiểu số và hộ nghèo dân tộc Chăm tỉnh An Giang năm 2011
    [/TD]
    [TD]95
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    MỞ ĐẦU

    Trong vài thập kỷ gần đây, vấn đề mâu thuẫn dân tộc ở nhiều quốc gia, khu vực và thế giới ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp và được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực như: lãnh thổ, dân tộc, tôn giáo, lợi ích, kinh tế. Chẳng hạn: mâu thuẫn và xung đột sắc tộc luôn luôn là vấn đề phức tạp, nhức nhối ở nhiều nước châu Phi; tại các nước thuộc Liên Xô trước đây, vấn đề dân tộc, sắc tộc cũng đang có những diễn biến phức tạp; mâu thuẫn giữa Ảrập và Israel dẫn đến các cuộc xung đột căng thẳng về chính trị và bạo lực đẫm máu giữa người Palestine và Israel vẫn không ngừng leo thang trong nhiều thập niên qua
    Mâu thuẫn dân tộc căng thẳng cũng có thể chỉ bắt nguồn từ một bài viết, một bức tranh trên báo hoặc thậm chí một lời phát biểu. Khi nó đã bùng phát thì hậu quả không nhỏ và việc giải quyết những mâu thuẫn kiểu này cũng không đơn giản. Có thể kể trường hợp: bức tranh biếm họa về nhà tiên tri Mohammed trên báo Jyllands-Posten ở Đan Mạch hồi tháng 9 năm 2005; lời bình luận của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI về Đấng Tiên tri Mohammed. vào tháng 9 năm 2006.
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Tây Nam Bộ, vùng đất có nhiều tộc người cùng sinh sống với dân số 17.325.167 người, vùng đất có những nét đặc thù về kinh tế, chính trị, xã hội so với các vùng khác của đất nước: Thứ nhất, đây là vùng cực Nam của Tổ quốc, có biên giới trên bộ giáp với Campuchia, có lãnh hải giáp với các nước trong khu vực Nam Á. Thứ hai, cư dân là một cộng đồng nhiều tộc người (Việt, Khmer, Hoa, Chăm ), đa tôn giáo (Phật giáo Bắc Tông, Phật giáo Nam Tông, Phật giáo Hòa Hảo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, đạo Cao Đài ). Thứ ba, là vùng đất có lịch sử khá đặc biệt về văn hóa - xã hội
    Trong số các tộc người sống ở vùng Tây Nam Bộ, ngoài người Kinh, người Khmer chiếm tỉ lệ cao nhất. Theo số liệu điều tra biến động dân số, ngày 01/4/2011: đồng bào Khmer có 1.201.691 (chiếm tỷ lệ là 6,93%), tổng số người Chăm là 14.982 (chiếm tỷ lệ là 0,09%). Đây là hai tộc người có những đặc điểm riêng, ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết) riêng, có bản sắc văn hóa riêng, sinh kế cũng rất phong phú, đa dạng. Song, do những điều kiện khách quan và chủ quan nên đời sống kinh tế - xã hội của người Khmer và Chăm thường không ổn định. Trong các tỉnh ở vùng Tây Nam Bộ, tình trạng số hộ nghèo là người dân tộc Khmer, Chăm do không có đất và thiếu đất, không có vốn và thiếu vốn sản xuất là khá phổ biến. Mặt khác, trình độ dân trí và tay nghề thấp, chủ yếu là lao động giản đơn, chưa qua đào tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Điều này khiến cho tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào hai dân tộc này còn cao. Theo số liệu Báo cáo của Vụ Tôn giáo - Dân tộc thuộc Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, tính đến 02/2011: số hộ nghèo là người Khmer là 72.084 chiếm 18,39% và số hộ nghèo người Chăm là 251 chiếm 0,77% tổng số hộ nghèo toàn vùng [2, 12].
    Ở khu vực Tây Nam Bộ, nghèo đói vẫn là vấn đề nghiêm trọng và thách thức lớn. Mặc dù, từ năm 1998 đến nay, số người nghèo đã giảm đáng kể, nhưng còn khoảng 4 triệu người, đây là vùng có số lượng người nghèo cao nhất của cả nước. Bên cạnh đó, Tây Nam Bộ cũng là vùng có tỉ lệ cao nhất về số lượng người dễ lâm vào tình trạng tái nghèo khi có những biến động bất lợi về kinh tế hay thiên tai xảy ra.
    Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp xóa đói, giảm nghèo đối với vùng Tây Nam Bộ nói chung, và đồng bào dân tộc Khmer, Chăm nói riêng. Công tác xóa đói, giảm nghèo đã thu được những kết quả quan trọng, tạo được sự chuyển biến tích cực về nhiều mặt, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc. Các chương trình mục tiêu, chính sách hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo đạt được những thành tựu đáng kể. Về kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, y tế, giáo dục, dạy nghề, giải quyết việc làm, chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vốn .được các cấp ủy Đảng và chính quyền, các ban ngành, đoàn thể quan tâm, tích cực triển khai tổ chức thực hiện. Các cơ chế, chính sách, dự án được phối hợp lồng ghép tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo đạt kết quả đáng kể; từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của đồng bào Chăm, Khmer, giảm tỷ lệ hộ nghèo, củng cố niềm tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước ta.
    Tuy nhiên, kết quả xóa đói, giảm nghèo nói chung và đối với đồng bào dân tộc Khmer, Chăm ở khu vực Tây Nam Bộ nói riêng chưa bền vững; tỷ lệ hộ tái nghèo và phát sinh nghèo hàng năm còn cao; chênh lệch giàu nghèo giữa hai dân tộc này với đồng bào các dân tộc khác trong vùng chưa được thu hẹp đáng kể. Riêng vấn đề tôn giáo, trước đây, người dân tộc Khmer chủ yếu theo Phật giáo Nam tông; hiện nay, ở khu vực Tây Nam Bộ, người Khmer là tín đồ đạo Công giáo là 2850 và là tín đồ đạo Tin lành lên đến 2740. Thực tế, vấn đề xóa đói, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc Khmer, Chăm không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề chính trị, xã hội sâu sắc [2, 15].
    Mâu thuẫn dân tộc ở Tây Nam Bộ nhìn chung tuy chưa bùng phát thành nhiều điểm nóng như Tây Bắc, Tây Nguyên, nhưng đã hình thành những điểm phức tạp. Ở đây, trong quá trình CNH, HĐH vừa có sự chênh lệch về mức sống giữa các tộc người ngày càng lớn, vừa có những hạn chế nhất định trong tổ chức và quản lý xã hội. Mặt khác, các thế lực thù địch bằng nhiều thủ đoạn kích động chia rẻ, ly khai dân tộc, móc nối, cài cắm lực lượng chờ cơ hội, khi có điều kiện tổ chức bạo loạn, lật đổ chính quyền;
    Mâu thẫn dân tộc ở Tây Nam Bộ không chỉ là sự đấu tranh đòi công bằng dân chủ của nhân dân như ở đồng bằng sông Hồng, mà còn chứa dựng những yếu tố của mâu thuẫn đối kháng, mang tính chất dân tộc và tôn giáo, diễn ra rất phức tạp và rất khó giải quyết, đang có nguy cơ bùng phát và ở một vài nơi có khả năng tái phát. Do vậy, việc giải quyết mâu thuẫn dân tộc ở đây đang đặt ra nhiều vấn đề không đơn giản.
    Đối với vùng Tây Nam Bộ, quá trình CNH, HĐH bên cạnh những thành tựu to lớn là không ít những vấn đề vướng mắc đã và đang tạo ra nhiều yếu tố dẫn đến mâu thuẫn xã hội, trong đó có những yếu tố có khả năng tạo ra mâu thuẫn liên quan đến các cộng đồng tộc người. Trong khi đó, các Cấp ủy Đảng và Chính quyền nhà nước địa phương đang còn không ít lúng túng, thậm chí bế tắc trong việc giải quyết các vấn đề này. Do vậy, việc nghiên cứu và giải quyết mâu thuẫn dân tộc trong quá trình CNH, HĐH ở vùng đất giàu tiềm năng và lắm phức tạp này đã trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển đất nước trước xu thế hội nhập hiện nay.
    Ổn định là điều kiện của sự phát triển và phát triển để đảm bảo cho sự ổn định bền vững. Để ổn định và phát triển cần phải có sự đồng thuận trong đời sống xã hội; phải giải quyết những mâu thuẫn xã hội, đặc biệt là những mâu thuẫn mang tính dân tộc trên tinh thần phù hợp với yêu cầu của quy luật khách quan; đảm bảo đầy đủ bản chất nhân văn và tiến bộ của một nền chính trị trọng pháp, trọng dân; được chỉ đạo và thực thi bằng những giải pháp chính trị thực sự khoa học .
    Việc đi sâu nghiên cứu vấn đề mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ chủ yếu dưới góc độ triết học vẫn còn mang tính cấp thiết và lâu dài nhằm góp phần vừa thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc tạo tiền đề chính trị, xã hội bền vững cho hội nhập và phát triển, trên cơ sở giải quyết một cách đúng đắn và có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc nảy sinh từ quá trình CNH, HĐH, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội, phát triển bền vững và giữ vững sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là góp phần tìm ra lời giải cho bài toán hóc búa hiện nay: giải quyết mâu thuẫn dân tộc hoặc những yếu tố tạo nên mâu thuẫn dân tộc dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay. Do vậy, chúng tôi chọn: Vấn đề mâu thuẫn dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng Tây Nam Bộ làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ. Từ đó, chúng tôi có hướng nghiên cứu tiếp theo là nhận diện tính chất và nguyên nhân; đề xuất những quan điểm, phương thức giải quyết và rút ra những vấn đề lý luận từ thực tiễn mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
    Thông qua phân tích, nghiên cứu thực tiễn mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ, luận án làm rõ tính chất, nguyên nhân đồng thời đề xuất những yêu cầu, nhiệm vụ cảnh báo và phương thức giải quyết mâu thuẫn dân tộc hoặc những yếu tố có khả năng tạo ra mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong quá trình CNH, HĐH.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án:
    - Tổng hợp tình hình nghiên cứu lý luận về xung đột và mâu thuẫn xã hội nói chung, ở Việt Nam và Tây Nam Bộ nói riêng trong thời kỳ đổi mới;
    - Làm rõ khái niệm mâu thuẫn dân tộc, phân tích đặc điểm, nguyên nhân của mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong quá trình CNH, HĐH;
    - Khái quát các yêu cầu, nhiệm vụ và phương thức giải quyết vấn đề mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong quá trình CNH, HĐH;
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
    Luận án nghiên cứu vấn đề mâu thuẫn dân tộc mang tính điển hình, chủ yếu giữa dân tộc Kinh - Khmer ở vùng Tây Nam Bộ trong quá trình CNH, HĐH. Thông qua diện mạo, quy mô, tính chất, nguyên nhân và mức độ của mâu thuẫn dân tộc trong điều kiện môi trường kinh tế - xã hội đặc thù của vùng Tây Nam Bộ, trước những tác động của quá trình hội nhập quốc tế , luận án đề xuất những giải pháp cơ bản, kiến nghị những vấn đề chủ yếu nhằm góp phần ổn định chính trị -xã hội, phát triển bền vùng Tây Nam Bộ.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
    Mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong thời kỳ CNH, HĐH là vấn đề mới, phức tạp và rất nhạy cảm, do đó việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề này là không dễ dàng. Để phân tích tương đối sâu sắc và có được cái nhìn tương đối đầy đủ về diện mạo, quy mô, tính chất, mức độ và nguyên nhân của vấn đề mâu thuẫn dân tộc vùng Tây Nam Bộ trong thời kỳ CNH, HĐH, luận án chỉ nghiên cứu trong giới hạn: những mâu thuẫn dân tộc mang tính điển hình, chủ yếu giữa dân tộc Kinh - Khmer ở vùng Tây Nam Bộ trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH từ Đại hội VIII của Đảng đến nay.
    4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
    4.1 Cơ sở lý luận
    Xuyên suốt quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chúng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với các lý thuyết về mâu thuẫn dân tộc; các kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học đã được các nhà khoa học công bố trong thời gian gần đây về dân tộc, mâu thuẫn dân tộc làm cơ sở lý luận.
    4.2. Các phương pháp thử nghiệm cho từng phần của luận án
    Trên cơ sở thực tiễn văn hóa - lịch sử đặc thù của vùng Tây Nam Bộ, luận án sử dụng phương pháp thống nhất logíc - lịch sử bên cạnh một số phương pháp nghiên cứu phổ biến khác như: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp khảo sát, điều tra, phương pháp phân tích - tổng hợp để khái quát những vấn đề mâu thuẫn dân tộc trên cơ sở thực tiễn chính trị - xã hội phong phú, đa dạng, sinh động và phức tạp của vùng Tây Nam Bộ.
    Tóm lại, với các nhóm phương pháp cơ bản mang tính chủ đạo trên, luận án có thể tiếp cận thực tiễn các hình thái mâu thuẫn dân tộc đặc thù của vùng Tây Nam Bộ trong tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH và xây dựng nông thôn mới hiện nay để làm cơ sở cho những kết luận có giá trị khoa học (dù ở mực độ khiêm nhường); tạo cho luận án đạt được mục tiêu cần thiết.
    5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
    Luận án góp phần làm rõ về cả lý luận và thực tiễn mâu thuẫn dân tộc trong quá trình thực hiện CNH, HĐH vùng Tây Nam Bộ nhằm đề xuất một số giải pháp chủ yếu giải quyết mâu thuẫn dân tộc ở vùng này trong xu thế hội nhập hiện nay.
    Trên cơ sở thực tiễn kinh tế - xã hội vùng Tây Nam Bộ trong quá trình thực hiện CNH, HĐH và lý luận về mâu thuẫn dân tộc, luận án chỉ ra được tính chất, đặc điểm, nguyên nhân của mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ:
    - Mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong quá trình thực hiện CNH, HĐH mang nhiều nét đặc thù, đa dạng và phức tạp, vừa có yếu tố chung vừa có yếu tố đơn nhất, là mâu thuẫn không mang tính chất đối kháng diễn ra với quy mô nhỏ lẻ, cục bộ.
    - Nguyên nhân có tính tổng hợp của mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong quá trình thực hiện CNH, HĐH là sự đối lập giữa các lợi ích.
    - Luận án đã phân tích được một chừng mực nhất định những tác động của quá trình thực hiện CNH,HĐH (cả tích cực lẫn tiêu cực) đến mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ.
    - Luận án đã đề xuất đổi mới phương thức giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội; khắc phục một số bất cập về cơ chế, chính sách đối với đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Tây Tây Nam Bộ.
    Nhìn chung, luận án đã có một số điểm mới góp phần cho quá trình nhận thức về vấn đề mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát, tổng kết thực tiễn, luận án có những ý nghĩa sau:
    - Góp phần nghiên cứu vấn đề mâu thuẫn dân tộc ở nước ta nói chung.
    - Phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Chủ nghĩa Duy vật lịch sử.
    - Góp phần nâng cao trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về giải quyết mâu thuẫn dân tộc cho đội ngũ cán bộ, quản lý ở nước ta hiện nay, nhất là ở khu vực Tây Nam Bộ.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm có bốn chương, mười 11 tiết.
     
Đang tải...