Tài liệu Vấn đề lao động, việc làm, thu nhập của người lao động khi việt nam là thành viên của WTO và một số

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) mà tiền thân là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) được thành lập ngày 15/4/1994 tại Maroc và chính thức đi vào hoạt động ngày 1/1/1995. Sau gần 12 năm, qua các vòng đàm phán đa phương và song phương với 28 nước và tổ chức khu vực (Liên minh châu Âu), ngày 7/11/2006, tại trụ sở của WTO ở Geneve (Thuỵ Sĩ) đã diễn ra buổi lễ long trọng kết nạp Việt Nam làm thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này.
    2. Gia nhập WTO là gia nhập thị trường thương mại toàn cầu với hành lang pháp lí là quy chế của WTO cùng với những nguyên tắc và các hiệp định thương mại song phương và đa phương đã kí kết với các nước thành viên WTO. Điều này mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam song cũng đặt nước ta trước không ít thách thức mới. Những cơ hội và thách thức này có thể được nhìn nhận từ nhiều góc độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau song trong lĩnh vực lao động, việc làm, thu nhập của người lao động có thể khái quát một số điểm chủ yếu sau đây:
    Trước hết, việc trở thành thành viên chính thức của WTO sẽ tạo cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, từ đó tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.





    Khi chưa gia nhập WTO, với chính sách mở cửa nền kinh tế, khuyến khích đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã từng bước mở rộng quan hệ thương mại với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, trong các mối quan hệ thương mại quốc tế, Việt Nam vẫn là nước chịu nhiều thiệt thòi do chưa thiết lập được hiệp định thương mại song phương và đa phương với các đối tác của mình, đặc biệt ở những thị trường lớn như thị trường mậu dịch tự do Bắc Mĩ, thị trường mậu dịch tự do EU . Việc xuất khẩu cá da trơn (cá tra, cá ba sa), tôm vào thị trường Mĩ; xuất khẩu giày dép vào thị trường EU thời gian qua là minh chứng điển hình về vấn đề này. Với giá xuất khẩu rẻ, các doanh nghiệp Việt Nam bị các đối tác ở những nước này áp đặt là bán phá giá. Các quốc gia này đã bảo vệ sản xuất trong nước bằng cách áp dụng chính sách bảo hộ thông qua việc đánh thuế nhập khẩu cao, gây nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Rõ ràng, lúc này tuy thị trường đã rộng mở hơn song không ổn định. Ngược lại, ngày nay khi đã là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế khổng lồ của 149 thành




    * Trường Đại học Luật Hà Nội



    viên còn lại với vị thế ngang bằng với tất cả các quốc gia đó theo nguyên tắc tối huệ quốc mà không cần phải đàm phán hiệp định thương mại song phương với từng nước. Hàng hoá nước ta có thể thâm nhập thị trường rộng lớn này mà không gặp bất cứ trở ngại nào, miễn là không vi phạm các quy chế và cam kết đã kí. Nếu đủ sức cạnh tranh, việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá với khối lượng lớn sẽ tạo cơ hội tương ứng về việc làm cho người lao động, kích thích tăng trưởng kinh tế của đất nước.
    Thứ hai, là thành viên của WTO nên Việt Nam có khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn, tạo cơ hội về lượng và chất cho nguồn nhân lực. Hơn nữa, việc gia nhập WTO đã thúc đẩy Việt Nam phải dần từng bước hoàn thiện môi trường pháp lí để đáp ứng các nguyên tắc của WTO. Điều này cũng có sức hấp dẫn hơn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Gia nhập WTO cũng là thông điệp rõ ràng về quyết tâm cải cách của Việt Nam, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn vào làm ăn tại nước ta. Ngoài ra, cơ hội tiếp cận thị trường của các quốc gia thành viên WTO một cách bình đẳng và minh bạch theo đúng chuẩn mực của WTO cũng là yếu tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người lao động Việt Nam có cơ hội nhiều hơn về việc làm nếu đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Sự kiện của Tập đoàn Intel là một ví dụ. Tập đoàn này sẽ đầu tư một tỉ USD vào lĩnh vực công nghệ thông tin ở



    Việt Nam với nhu cầu 4.000 lao động ở trình độ phổ thông và cao cấp làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao ở nhà máy lắp và kiểm định chip máy tính lớn nhất, hiện đại nhất của tập đoàn. Ngoài ra, theo Cục đầu tư nước ngoài thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư, tính đến ngày 22/9/2007 đã có 1.045 dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới kể từ đầu năm nay với tổng mức đầu tư là 8,3 tỉ USD đồng thời có 274 lượt dự án tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm là 1,3 tỉ USD, tăng gần 40% so với cùng kì năm trước cả về số
    lượng dự án và tổng vốn đăng kí.(1) Điều
    đáng nói là các dự án đều có quy mô lớn và tương đối lớn; các đối tác chủ yếu là những tập đoàn mạnh, có kinh nghiệm trong các lĩnh vực công nghệ cao, chẳng hạn Tập đoàn Foxconn (Đài Loan) đầu tư dự án sản xuất điện tử kĩ thuật cao với tổng số vốn kỉ lục là 5 tỉ USD tại Bắc Ninh và Bắc Giang. Như vậy, rõ ràng đầu tư nước ngoài tạo lợi thế lớn về lượng cho nguồn nhân lực.
    Không chỉ dừng lại ở đó, việc xuất hiện
    ngày càng nhiều các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực công nghệ cao cũng đồng nghĩa với việc các tập đoàn này sẽ cần nhiều lao động chất lượng cao. Theo số liệu thống kê, hiện tại nguồn nhân lực cao cấp ở nước ta chỉ mới đáp ứng được khoảng 30% đến 40% nhu cầu của nền kinh tế. Như vậy, ngoài việc tuyển lao động nước ngoài (ở mức hạn chế), các công ti nước ngoài cũng phải tự đào tạo nhân lực trong nước để đáp ứng cho yêu cầu của mình. Tập đoàn Intel dự định sẽ liên kết với FPT và các trường đại
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...