Tiểu Luận Vấn đề lãi suất tiền gửi ngân hàng của Việt NamD năm 2010: Thực trạng, nguyên nhân và 1 số giải pháp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Cơ sở lý luận:
    Lãi suất hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng, vì nó là giá của quyền được sử dụng vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người cho vay; là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu.
    Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất: sự thay đổi của tổng cầu(GDP), sự chi tiêu cảu Chính phủ, chính sách tiền tệ của chính phủ và nhu cầu tiêu dùng và đầu tư.
    Lạm phát là chỉ số kinh tế quan trọng nhất mà NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG xem xét khi đưa ra quyết định về lãi suất. Lạm phát một cách chung nhất được hiểu là sự tăng giá liên tục và kéo dài của hàng hóa và dịch vụ. Các NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG luôn phải theo dõi sự gia tăng của lạm phát. Khi NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG nhận thấy lạm phát gia tăng vượt qua mức lạm phát vừa phải, họ sẽ thực hiện bất cứ biện pháp nào để kiềm hãm sự tăng trưởng này. Một công cụ để NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG kiềm hãm sự gia tăng của lạm phát là lãi suất – các NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG có thể chống lại sự gia tăng của lạm phát bằng cách tăng lãi suất, tức là thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt trong nền kinh tế nóng. Từ đó thu hẹp được tổng cầu, làm mức giá chung giảm xuống.
    2. Thực trạng:
    Có thể nói trong năm 2010 nền kinh tế nước ta đã phải trải qua một cuộc khủng hoảng, khiến nước ta rơi vào tình trạng lạm phát ở mức 11,75 %. Trước tình hình đó các ngân hàng thương mại có thể nói là đã bước vào một “ cuộc chạy đua” về lãi suất tiền gửi.
    Trong những tháng đầu năm 2010, cuộc “vượt rào đầu tiên” là khi ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu( ACB) công bố tăng mạnh lãi suất tiết kiệm đồng. Cụ thể, lãi suất nổi bằng VND có mức cao nhất lên tới 11,6%/năm đối với các khoản tiền gửi có giá trị từ 10 tỷ đồng trở lên. Mức lãi suất 10,7%-11,58%/năm được áp dụng với nhiều kỳ hạn khác dành cho các khoản gửi từ 500 triệu đồng đến dưới 10 tỷ đồng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...