Tiểu Luận Vấn đề kinh tế trong chính sách đối ngoại Việt Nam dưới thời Clinton

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu.
    Đại thắng 30/04/1975 đối với Việt Nam mang một ý nghĩa hết sức to lớn. Đó vừa là một dấu son chói lọi trong lịch sử dựng nước, giữ nước là niềm tự hào dân tộc nhưng cũng là thời điểm Việt Nam phải đối mặt với muôn ngàn thách thức. Bước ra từ hai cuộc chiến tranh, Việt Nam đã lâm vào tình trạng khủng hoảng đường lối, năm 1986 Đảng và Nhà nước đã đề ra kế hoạch, đường lối đổi mới đất nước trong đó đưa nền kinh tế tập trung thành nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ xưa tới nay, kinh tế và chính trị luôn có quan hệ mật thiết, gắn bó, bổ sung cho nhau, những chính sách đối ngoại, phương thức ngoại giao là đòn bẩy, là chỉ đường cho kinh tế phát triển. Ngược lại, những quan hệ về kinh tế cũng là cơ sở để thực hiện những mục tiêu khác. Quá trình đổi mới toàn diện về kinh tế cũng như đổi mới tư duy đối ngoại diễn ra từ 1986 và thu được nhiều thành tựu nổi bật nhưng trong bài tiểu luận này chúng tôi chỉ xin lý giải việc Việt Nam đổi mới chính sách đối ngoại với Mỹ để thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ, xóa bỏ cấm vận với Mỹ năm 1995. Trên cơ sở đó, bài tiểu luận sẽ trả lời cho 2 câu hỏi nghiên cứu sau :
    1. Qúa trình hiện thực hóa bình thường hóa quan hệ đổi với Mỹ và Mỹ xóa bỏ cấm vận kinh tế với Việt Nam?
    2. Thời gian Clinton cầm quyền (1993-2001) có phải là thời gian “cơ hội” trong tiến trình bình thường hóa quan hệ và xóa bỏ cấm vận?
    Quan hệ quốc tế như một chiến trường âm thầm đầy tính toán, lắt léo, bất ngờ. Thương trường lại là chiến trường khốc liệt, nóng bỏng. Chính sách đối ngoại về kinh tế là nơi thể hiện được cả 2 chính trường đó. Bài tiểu luận “Vấn đề kinh tế trong chính sách đối ngoại Việt Nam dưới thời Clinton” sẽ phân tích vai trò của chính sách đối ngoại với kinh tế trong thời gian Clinton đương nhiệm 1993-2001 và từ đó đưa ra kiến nghị cho chính sách đối ngoại về vấn đề kinh tế với Mỹ trong những giai đoạn sau.
    Do những hạn chế trong việc tìm kiếm tài liệu và khả năng tổng hợp, phân tích tình hình nên bài tiểu luận không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét từ phía cô để bài tiểu luận hoàn chỉnh hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...