Thạc Sĩ Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 20/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Những thành tựu về kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua là rất ấn tượng, GDP tăng ở mức cao qua nhiều năm liên tục, môi trường chính trị xã hội ổn định, tạo được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, để gia tốc phát triển kinh tế nhằm tránh nguy cơ tụt hậu đòi hỏi phải thu hút vốn đầu tư cho phát triển với quy mô và tốc độ nhanh hơn nữa.

    Kể từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, cùng với quá trình tự do hóa tài chính, các dòng vốn quốc tế đã chảy mạnh vào các nước đang phát triển. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích mà các dòng vốn mang lại (vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý, tăng tính thanh khoản của thị trường v.v.), những rủi ro và bất ổn, thậm chí khủng hoảng tài chính - tiền tệ đã ngày một gia tăng. Có thể thấy, dòng vốn vào qua đầu tư trực tiếp và gián tiếp đã mang lại tính quyết định nhằm khuyến khích tăng tỷ lệ đầu tư cao và mức tăng trưởng GDP ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Tuy vậy, dòng vốn vào ngắn hạn mang tính đầu cơ cũng đã làm suy yếu sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, do dòng vốn này đã làm biến động các biến tài chính chủ đạo kể cả biến tỷ giá của nền kinh tế. Vì thế một số nước đã sử dụng đến những biện pháp kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp nhằm kiềm chế sự di chuyển của dòng vốn ngắn hạn, tránh sự đảo ngược dòng vốn vào.

    Chính vì thế, trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, Việt Nam cũng đang nỗ lực thu hút dòng vốn vào nhưng mục tiêu vẫn phải đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững. Việc nhận định đúng bản chất của dòng vốn vào cùng với việc nghiên cứu những tác động đến hệ thống tài chính của tiến trình tự do hóa tài khoản vốn, cũng như những giải pháp nhằm kiểm soát dòng vốn vào trong quá trình hội nhập là lý do thực hiện đề tài nghiên cứu “Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập”.

    Mong muốn của đề tài cũng chỉ dừng lại bằng việc phân tích tác dụng của dòng vốn đối với nền kinh tế, tính bất ổn của dòng vốn, nhận định những vị thế cũng như cái giá phải trả của kiểm soát vốn và những bài học rút ra được từ việc kiểm soát dòng vốn vào ở một số quốc gia. Trên cơ sở những vấn đề được nêu ra và phân tích, kết hợp với những điều kiện thực tại của Việt Nam, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm kiểm soát, định hướng dòng vốn theo hướng dài hạn, hạn chế sự đảo ngược dòng vốn.

    Đề tài sử dụng phương pháp phân tích số liệu thực tế, phương pháp so sánh tương quan, phương pháp duy vật biện chứng làm các phương pháp thực hiện chủ yếu.

    Đề tài được bố cục theo 03 chương với nội dung cụ thể như sau :
    Chương 1 : Dòng vốn vào và kinh nghiệm kiểm soát dòng vốn ở một số nước đang phát triển
    Chương 2 : Thực trạng dòng vốn vào và việc kiểm soát vốn tại Việt Nam trong những năm qua
    Chương 3 : Một số giải pháp nhằm kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...