Tiểu Luận Vấn đề kết hôn và hủy kết hôn trái pháp luật trong thực tế hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. LỜI MỞ ĐẦU.
    Hôn nhân là sự liên kết giữa người đàn ông và người đàn bà được pháp thừa nhận để xây dựng gia đình và chung sống với nhau suốt đời. Sự liên kết đó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc sinh đẻ, nuôi nấng, giáo dục con cái, đáp ứng lẫn nhau những nhu cầu vật chất trong đời sống hằng ngày, từ đó làm cho xã hội ổn định và phát triển. Tuy nhiên trong thực tế lại vẫn xảy ra những trường hợp kết hôn trái pháp luật, Việc kết hôn trái pháp luật ảnh hưởng xấu tới nhiều mặt của đời sống xã hội như vi phạm nghiêm trọng về mặt đạo đức nhân cách, lối sống của gia đình, ảnh hưởng tới sức khỏe và việc duy trì nòi giống của dân tộc, vậy nên nhà nước ta đã thể hiện thái độ nghiêm khắc thông qua chế tài hủy kết hôn trái pháp luật. Vậy những trường hợp đó sẽ được xử lý như thế nào? Và các hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn đó Trong phạm vi bài viết của mình, chúng tôi sẽ tìm hiểu làm rõ hơn những quy định của pháp luật về vấn đề này.
    B. NỘI DUNG
    I. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT.
    1. Các trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật.
    Nhà nước ta không thừa nhận những trường hợp nam, nữ kết hôn mà không tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn. Vì vậy, việc kết hôn trái pháp luật sẽ bị tòa án nhân dân xử hủy. Kết hôn trái pháp luật được hiểu là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định (điểm 3 điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000) nên cần phải hủy. Việc hủy kết hôn trái pháp luật được ghi nhận tại các điều 15,16 và 17 trên cơ sở các điều 9, 10 và kế tiếp Luật Hôn nhân và Gia đình, về sau được cụ thể hóa tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Để xét xem có quyết định hủy hôn nhân trái pháp luật không ta cấn xét tới hai yếu tố là tại thời yêu cầu hủy còn vi phạm điều kiện kết hôn không? và mục đích hôn nhân có đạt được không? Theo đó thì dựa trên các căn cứ sau sẽ đưa đến các trường hợp hủy kết hôn:
    Trường hợp thứ nhất: Chưa đến tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật mà nam nữ đã kết hôn. Theo quy định tại khoản 1 điều 9 Luật hôn nhân gia đình thì nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên; như vậy các trường hợp
    * Nếu tại thời điểm có yêu cầu hủy mà một hoặc cả hai bên chưa đến tuổi kết hôn thì quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.
    * Nếu tại thời điểm có yêu cầu hủy mà một hoặc cả hai bên đã đến tuổi kết hôn nhưng trong thời gian qua không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng thì quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.






    MỤC LỤC
    Trang
    A. LỜI MỞ ĐẦU 1
    B. NỘI DUNG 1

    I. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỦY KẾT HÔN
    TRÁI PHÁP LUẬT 1
    1.Các trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật . 1
    2. Người có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật 3
    3. Đường lối xử lí các trường hợp kết hôn trái pháp luật 5
    4. Hậu quả pháp lí của việc hủy kết hôn trái pháp luật . 7
    II.NHẬN XÉT VÀ LIÊN HỆ THỰC TẾ 8
    1. Nhận xét 8
    2. Vấn đề kết hôn và hủy kết hôn trái pháp luật trong thực tế hiện nay . 9
    C. KẾT LUẬN 10
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .
    11
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...