Thạc Sĩ Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay
    Định dạng file word


    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Văn hoá là một lĩnh vực rộng lớn có liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội, ở
    mọi thời đại, mọi giai đoạn lịch sử. Văn hoá được coi là nhân tố quyết định đến sự phát
    triển bền vững của một quốc gia dân tộc. Văn hoá của môt dân tộc trước hết thể hiện ở
    bản sắc và nét văn hoá riêng của dân tộc ấy. Bản sắc dân tộc thể hiện trong giá trị văn
    hoá của dân tộc, nó biểu hiện cho sự định hướng và lựa chọn trong hành động của con
    người. Vì thế, vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đã và đang là mối
    quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong lễ phát động “Thập kỷ thế
    giới phát triển văn hoá “ vào năm 1988, Tổng giám đốc UNESCO đã nhấn mạnh: “Hễ
    nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hoá thì
    nhất định sẽ xảy ra mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hoá, và khả năng
    sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều”.
    Việt Nam là một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời và là một quốc gia đa
    dân tộc. 54 dân tộc là 54 sắc màu văn hoá tạo nên nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm
    đà bản sắc dân tộc. Mỗi dân tộc được phân bố ở các vùng miền của Tổ quốc và có giá trị
    truyền thống, sắc thái văn hoá riêng. Việc kế thừa, phát triển sắc thái, giá trị văn hoá các
    dân tộc có ý nghĩa làm phong phú thêm nền văn hoá Việt Nam.
    Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn đề cao vai trò của văn hoá và
    phát huy vai trò to lớn của văn hoá - xã hội. Coi văn hoá là một trong yếu tố không thể
    thiếu trong việc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại của
    Đảng. Chính vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tại
    hội nghị TW 4, khoá VII (01/1993), Đảng ta đã xác định” Văn hoá là nền tảng tinh thần
    của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là mục tiêu
    của chủ nghĩa xã hội”[ ]. Trong những năm gần đây, Đảng ta rất chú trọng đến việc giữ
    gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số. Nghị quyết 22 của Bộ chính
    trị nêu rõ:
    Nền văn minh ở miền núi phải được xây dựng trên cơ sở mỗi dân tộc
    phát huy bản sắc văn hoá của mình, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân
    tộc khác và góp phần phát triển văn hoá chung của cả nước, tạo ra sự phong
    phú đa dạng trong nền văn minh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam [9,
    tr.51].
    Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng tiếp tục khẳng định:
    “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản
    sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn và phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn
    hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ” [12, tr.33].
    Vì vậy việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam nói chung, bản
    sắc văn hoá các dân tộc thiểu số nói riêng là một trong những nhiệm vụ hết sức quan
    trọng để thực hiện mục tiêu: “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,
    đậm đà bản sắc dân tộc”.
    Hà Giang là tỉnh biên giới, nơi địa đầu của Tổ quốc, có 22 dân tộc anh em cùng
    sinh sống, trong đó, người Mông là dân tộc thiểu số đông nhất hiện nay với số dân
    trên 200.000 người, chiếm 1/3 số người Mông của cả nước. Trong những năm gần
    đây, tình hình thế giới có nhiều biến đổi, xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra như một
    cơn lốc cuốn hút tất cả các nước trên thế giới. Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia
    khác không thể đứng ngoài dòng chảy này. Kinh tế thị trường với những ưu điểm và
    mặt trái của nó, có ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn hoá truyền thống của các dân
    tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong có văn hoá dân tộc Mông. Trước sự
    tác động của cơ chế thị trường, đã có một số bộ phận không nhỏ người Mông có xu
    hướng cực đoan rũ bỏ văn hoá truyền thống của mình để tin vào các thần bảo hộ ở
    nhà, đi tìm đức tin mới từ “Vàng Trứ”, “Thìn Hùng” (đức chúa trời). Sự tác động của
    giáo phái lạ đã tác động sâu sắc đến văn hoá người Mông và nó đang bị mai một, pha
    trộn, lai căng, không còn giữ đựơc bản sắc văn hoá dân tộc mình. Trước tình hình đó
    việc giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Mông ở Hà Giang,
    hiện đang là vấn đề cấp thiết. Điều đó không những có ý nghĩa đối với việc bảo tồn,
    phát huy giá trị, bản sắc văn hoá của các dân tộc Mông, mà còn có ý nghĩa phát huy
    vai trò của văn hoá đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hà Giang hiện nay.
    Với những lý do trên, học viên chọn “Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn
    hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc
    sỹ triết học của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Xung quanh vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đã có khá nhiều
    công trình, đề tài nghiên cứu đề cập đến ở những góc độ, những hướng tiếp cận khác
    nhau.
    - Nghiên cứu dưới góc độ bản sắc văn hoá dân tộc có những tác phẩm tiêu biểu
    như:
    "Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc", Huy Cận, Nxb Chính trị Quốc gia, 1994.
    "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam", PGS. Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, Nxb Thành phố
    Hồ Chí Minh, 2001. "Bản sắc văn hóa Việt Nam", Phan Ngọc, Nxb Văn học, 2002.
    "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc",
    Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên). "Bản sắc văn hóa dân tộc", Hồ Bá Thâm, Nxb Văn hóa
    Thông tin, 2003.
    Những cuốn sách trên đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến bản sắc
    văn hoá dân tộc ở Việt Nam, nghiên cứu đặc điểm, vai trò, bản sắc văn hoá Việt Nam
    trong đời sống hiện nay, đặc biệt là đời sống văn hóa khi đất nước đang bước vào thời
    kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa.
    Nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số có:
    "Tìm hiểu văn hóa vùng các dân tộc thiểu số" của Lò Giàng Páo, Nxb Văn hóa dân
    tộc, Hà Nội, 1997. "Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam", Ngô Văn Lệ, Nxb Giáo
    dục, Hà Nội, 1998. Đề tài: "Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt
    Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá", Luận văn thạc sĩ Triết học của Phạm Việt Thắng,
    2002, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài: "Vấn đề giữ gìn và phát huy giá
    trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Gia Lai trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay",
    Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003 của Đỗ Văn
    Hòa. Đề tài: "Kế thừa và phát huy bản sắc dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay", Luận văn
    thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2006 của Phạm Thị Thảo.
    Nghiên cứu văn hóa dân tộc Mông có các công trình:
    “Dân tộc Mông ở Việt Nam”, Cư Hoà Vần - Hoàng Nam ,1994, Nxb Văn hoá Dân
    tộc, Hà Nội. “Văn hoá dân tộc Mông Hà Giang”, Trường Lưu – Hùng Đình Quý, Sở
    văn hoá - Thông tin – Thể thao, Hà Giang, 1996. “Văn hoá H'mông”, Trần Hữu Sơn,
    Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. "Các dân tộc Hà Giang", Lê Đại Nghĩa- Triệu Đức
    Thanh, Nxb thế giới, 2004. "Văn hóa tâm linh người Mông ở Việt Nam truyền thống và
    hiện đại", Nxb Văn hóa thông tin và viện văn học, Hà Nội, 2005. Sở Văn hoá Thông tin
    Hà Giang (2006), Hồ sơ khảo sát văn hoá cổ truyền tộc người Mông, thuộc dự án KXHG-03(04), Hà Giang. Và nhiều bài viết trên các tạp chí: Dân tộc học, nghiên cứu lịch
    sử .
    Các công trình trên là hết sức có giá trị tạo nên một cái nhìn tổng quan về văn
    hoá các dân tộc. Nhiều công trình, tác phẩm đều đã đi vào khai thác những đặc điểm
    chung về bản sắc văn hóa; văn hóa các dân tộc thiểu số; văn hóa của dân tộc Mông ở
    nước ta. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu những
    giá trị văn hóa, phong tục tập quán nhằm giới thiệu về người Mông; những nét đặc
    sắc - cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc Mông. Một số đề tài, công trình cũng đề
    cập tới vấn đề bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nhưng mới chỉ
    đề cập một cách chung chung, chưa có công trình khoa học nào đề cập đến vấn đề kế
    thừa và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Mông một cách có hệ thống dưới góc
    độ triết học. Mặc dù vậy, những kết quả nghiên cứu trên đây là nguồn tư liệu quan
    trọng, là cơ sở để học viên tiếp thu, nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn này.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích
    Trên cơ sở làm rõ bản sắc văn hoá dân tộc Mông, phân tích thực trạng kế thừa và
    phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông, đề xuất một số nguyên tắc và nhóm giải pháp
    cơ bản nhằm kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Mông ở Hà Giang hiện
    nay.
    3.2. Nhiệm vụ
    luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau:
    Một là, làm rõ bản sắc văn hóa của dân tộc Mông, tính tất yếu khách quan và một
    số nguyên tắc cơ bản của việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mông ở
    Hà Giang
    Hai là, đánh giá thực trạng và vấn đề đặt ra trong việc kế thừa và phát huy bản sắc
    văn hóa dân tộc Mông ở Hà Giang hiện nay.
    Ba là, đề xuất một số nhóm giải pháp cơ bản, nhằm kế thừa và phát huy bản sắc
    văn hoá dân tộc Mông ở Hà Giang trong những năm tới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã trình bày ở trên, luận văn xác định đối
    tượng nghiên cứu là kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mông ở Hà Giang
    trên góc độ triết học.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Văn hóa là một vấn đề rất rộng, văn hóa các dân tộc cũng rất đa dạng và phong
    phú . Luận văn không trình bày toàn bộ các vấn đề thuộc về văn hóa của dân tộc Mông
    mà chủ yếu khai thác một cách có hệ thống, ở khía cạnh triết học những giá trị văn hóa
    tạo nên "Bản sắc văn hóa" của dân tộc Mông ở Hà Giang nhằm kế thừa và phát huy nó
    trong giai đoạn hiện nay.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    5.1. Cơ sở lý luận
    Thực hiện đề tài này, luận văn chủ yếu dựa trên cơ sở lưý luận là chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về văn
    hóa, về dân tộc và chính sách dân tộc, nhất là quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và
    ý thức xã hội; đồng thời có tham khảo một số công trình nghiên cứu, đề tài khoa học,
    sách, báo . tài liệu có liên quan đến nội dung được đề cập trong luận văn.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
    lịch sử, phương pháp lịch sử và lôgíc; phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn dịch, điều
    tra, so sánh . nhằm thực hiện mục đích mà đề tài đặt ra.
    6. Đóng góp của luận văn
    6.1. Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm rõ thêm những nét đặc sắc của tộc
    Mông ở Hà Giang; phân tích và hệ thống hóa các giá trị văn hóa của dân tộc Mông dưới
    góc độ triết học. Qua đó đưa ra những giải pháp cơ bản và thiết thực nhằm kế thừa và
    phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mông ở Hà Giang trong giai đoạn hiện nay.
    6.2. Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu
    tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy các bộ môn: Địa lý Địa phương,
    Văn hoá học, Dân tộc học ở trường Cao đẳng sư phạm Hà Giang. Đồng thời nó còn
    làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ hoạch định chính sách và quản lý văn hoá ở tỉnh
    Hà Giang.
    7. ý nghĩa của luận văn
    Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung và làm sáng tỏ lý luận về
    văn hóa, bản sắc văn hóa, vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá; đồng thời góp
    phần khẳng định vai trò, ý nghĩa của những giá trị văn hóa của dân tộc Mông ở Hà
    Giang theo hướng: Xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân
    tộc.
    Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy
    các bộ môn: Địa lý địa phương, Văn hóa, Dân tộc học . ở các nhà trường, làm tài liệu
    tham khảo cho cán bộ hoạch định chính sách và quản lý văn hóa ở tỉnh Hà Giang.
    8. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và, luận văn
    được trình bày trong 2 chương, 4 tiết.


    Danh mục Tài liệu tham khảo
    Bách khoa thư triết học (1967), tập 4, Nxb Bách khoa thư Xô Viết, Mátxcơva.
    Trần Văn Bính (chủ biên) (2004), Văn hoá các dân tộc Tây Bắc: Thực trạng và
    những vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    Trần Văn Bính (chủ biên) (2006), Đời sống văn hoá các dân tộc thiểu số trong quá
    trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
    Huy Cận (chủ biên) (1994), Suy nghĩ về bản sắc văn hoá dân tộc, Nxb Chính trị
    quốc gia, Hà Nội.
    Phan Hữu Dật (2001), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối
    quan hệ dân tộc hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    PGS.TS. Thành Duy (2006), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam mấy
    vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Nghị quyết Đại hội lần thứ V, tập I, Nxb Sự thật,
    Hà Nội.
    Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Một số văn kiện về chính sách dân tộc miền núi,
    Nxb Sự thật, Hà Nội.
    Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị Trung ương 4, khoá VII, Nhà
    in Thống nhất, Hà Nội.
    10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
    VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành
    Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    13. Đại học Bách khoa toàn thư Liên Xô (1975), tập 20, Nxb Bách khoa thư Liên Xô.
    14. Lê Duy Đại, Triệu Đức Thanh (2004), Các dân tộc ở tỉnh Hà Giang, Nxb Thế giới,
    Hà Nội.
    15. Bế Viết Đẳng (1978), Dân tộc Mèo, Sách "Các dân tộc ít người ở Việt Nam - các
    tỉnh phía Bắc", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    16. Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) (2001), Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt
    Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    17. Nguyễn Khoa Điềm - Nông Quốc Chấn (2001), Bảo tồn phát huy văn hoá truyền thống
    của các dân tộc thiểu số, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    18. Phạm Văn Đức (1991), "Vấn đề kế thừa và phát triển trong lịch sử triết học", Tạp
    chí Triết học, (3).
    19. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Văn hoá và Phát triển (2004), Văn
    hoá và phát triển ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Lý
    luận chính trị, Hà Nội.
    20. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Tập bài giảng lý luận dân tộc và
    chính sách dân tộc, Hà Nội.
    21. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Giáo trình triết học Mác - Lênin,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    22. Phạm Mai Hùng (2003), Giữ gìn và phát huy di sản văn hoá dân tộc, Nxb Văn hoá
    thông tin, Hà Nội.
    23. Phan Huy Lê (2002), Truyền thống dân tộc trong công cuộc đổi mới và hiện đại
    hoá đất nước Việt Nam, Đề tài KX-07/02.
    24. Trường Lưu - Hùng Đình Quý (1996), Văn hoá dân tộc Mông Hà Giang, Viện Văn
    hoá, Sở Văn hoá Thông tin Hà Giang.
    25. C.Mác- Ph.ăngghen (1994), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    26. C.Mác- Ph.ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    27. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    28. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    29. Lê Đại Nghĩa - Phạm Duy Hải (1998), Tư duy khoa học trong giai đoạn cách mạng
    khoa học - công nghệ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    30. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...