Tiến Sĩ Vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
    QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI5
    1.1. Những công trình nghiên cứu về đạo đức nho giáo 5
    1.2. Những công trình nghiên cứu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
    và sự kế thừa, phát triển đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức
    Hồ Chí Minh 14
    Chương 2: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO24
    2.1. Nội dung một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo ở Trung Quốc 24
    2.2. Nội dung một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo ở Việt Nam 46
    Chương 3: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU
    CỦA VIỆC KẾ THỪA, PHÁT TRIỂN MỘT SỐ PHẠM TRÙ
    CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRONG TƯ TƯỞNG
    ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 70
    3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc kế thừa, phát triển một số
    phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ
    Chí Minh 70
    3.2. Những nội dung chủ yếu của việc kế thừa, phát triển một số phạm trù
    cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 87
    Chương 4: Ý NGHĨA RÚT RA TỪ VIỆC KẾ THỪA, PHÁT TRIỂN MỘT
    SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO
    TRONG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 121
    4.1. Ý nghĩa lý luận rút ra từ việc kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ
    bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 121
    4.2. Ý nghĩa thực tiễn của một số phạm trù cơ bản trong đạo đức nho
    giáo được Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển đối với việc giáo dục
    đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay 125
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hồ Chí Minh không chỉ để lại cho dân tộc ta một sự nghiệp cách mạng
    vẻ vang, một sự nghiệp văn hoá đồ sộ mà qua cuộc đời đầy gian khổ hy sinh,
    vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ của mình,
    Người còn để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản lớn, đó là tư tưởng và
    tấm gương đạo đức sáng ngời của người cách mạng, tượng trưng cho những
    gì cao đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí, nhân cách Việt Nam.
    Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một vĩ nhân, không chỉ ở tầm dân
    tộc, mà ở tầm thời đại, tầm nhân loại. Trong diễn văn đọc tại lễ kỷ niệm 77 năm
    thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã đánh giá:
    “Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu cho phẩm chất và
    khí phách của dân tộc ta, Đảng ta. Giáo dục đạo đức, xây dựng lối sống tốt đẹp
    theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vừa là yêu cầu cấp bách hiện nay, vừa là
    nhiệm vụ cơ bản lâu dài” [75, tr.4]. Có thể nói rằng, cả cuộc đời Hồ Chí Minh là
    một bài học lớn về đạo đức cách mạng mà ngày nay mỗi người Việt Nam nói
    chung và mỗi cán bộ, đảng viên nói riêng cần học tập và noi theo.
    Hiện nay, Đảng ta xác định: sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức ở
    một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên biểu hiện tập trung ở tình trạng
    tham nhũng đang làm băng hoại nền đạo đức xã hội, băng hoại truyền thống
    nhân văn của dân tộc, đang là thách thức lớn nhất của công cuộc đổi mới đất
    nước, là nguy cơ đe doạ sự sống còn của chế độ ta, đang làm mất thanh danh
    uy tín của Đảng, Nhà nước, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào
    chế độ xã hội. Bên cạnh đó những thang bậc đạo đức xã hội đang có chiều
    hướng suy thoái, lối sống theo chủ nghĩa cá nhân chưa bị ngăn chặn , trong
    bối cảnh đó đạo đức trong sáng, thanh tao của Hồ Chí Minh lại càng có ý
    nghĩa thực tiễn vô cùng sâu sắc. Làm theo lời Bác dạy và việc Bác làm, hơn
    lúc nào hết cần lắm ở mỗi cán bộ, đảng viên những việc làm gương mẫu dù là
    nhỏ còn gấp ngàn lần những lời nói suông.Nho giáo được truyền nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc, trải qua
    hơn hai ngàn năm tồn tại và phát triển, nó đã được Việt Nam hoá theo tinh
    thần của người Việt. Nho giáo đã trở thành một học thuyết đạo đức - chính trị
    xã hội ăn sâu vào tâm tưởng của người Việt Nam. Những thang bậc đạo đức
    của Nho giáo, cùng với thời gian được lớp lớp các thế hệ người Việt Nam tiếp
    thu và phát triển.
    Học thuyết Nho giáo đã đến với Hồ Chí Minh trong diện mạo hoàn chỉnh
    của một hệ tư tưởng chính trị - đạo đức đã được Việt hoá. Hồ Chí Minh là người
    ý thức hơn ai hết sự gắn bó của Nho giáo trong đời sống của người Việt.
    Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, tư tưởng Nho giáo
    là hệ tư tưởng sâu sắc về lòng nhân ái, đã thấm nhuần vào Hồ Chí Minh từ
    tấm bé, hình thành nên ở Hồ Chí Minh một trật tự gia phong, một kỷ cương
    xã hội, một tinh thần thượng quốc, thương dân. Những tư tưởng đạo đức về:
    Nhân, Nghĩa, Lễ , Trí, Tín, Trung, Hiếu, Cần, Kiệm, Liêm, Chính đã được
    Hồ Chí Minh tiếp thu, phát triển và trở thành chuẩn mực sống của Người.
    Nghiên cứu về vấn đề này, chúng ta nhận thấy, trong nhiều tác phẩm, bài
    nói, bài viết của Hồ Chí Minh, dấu ấn Nho giáo hiện lên rất đậm nét. Hồ Chí
    Minh đã có thái độ như thế nào đối với Nho giáo? Với tinh thần Hồ Chí Minh,
    chúng ta có thể tiếp thu được những nhân tố tích cực nào của đạo đức Nho
    giáo trong sự nghiệp đổi mới hôm nay? Với tinh thần Hồ Chí Minh, những
    phạm trù đạo đức cơ bản của Nho giáo có ý nghĩa lý luận và thực tiễn như thế
    nào đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên
    trong giai đoạn hiện nay?
    Bản thân tác giả nhận thấy đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng,
    mang tính thời sự cấp thiết trong việc nghiên cứu tư tưởng đạo đức Hồ Chí
    Minh. Cũng bởi ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này nên tác giả chọn:
    Vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo
    trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    2.1. Mục đích
    - Phân tích sự kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức
    Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, từ đó rút ra ý nghĩa lý luận và
    thực tiễn của việc kế thừa, phát triển đó đối với việc giáo dục đạo đức, lối
    sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay.
    2.2. Nhiệm vụ
    [FONT=Segoe UI]- Tổng quan các công trình nghiên cứu về đạo đức Nho giáo; các công[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]trình nghiên cứu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và sự kế thừa, phát triển[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]- Phân tích, làm rõ một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo ở[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]Trung Quốc và Việt Nam.[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]- Phân tích, làm rõ những yếu tố ảnh hưởng và nội dung chủ yếu của[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]việc kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]- Phân tích ý nghĩa rút ra từ việc kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với việc[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay.[/FONT]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...