Báo Cáo Vấn đề hợp tác quốc tế về thuỷ sản

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Năm 2006, sau nhiều năm nỗ lực đàm phán song phương và đa phương thì Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO), với vị trí là thành viên của tổ chức thương mại thế giới đã đặt ra cho Việt Nam rất nhiều cơ hội và thách thức khác nhau, trong đó ngành thuỷ sản cũng có rất nhiều cơ hội và thách thức, để có thể khai thác hết được cơ hội và hạn chế được những thách thức đặt ra thì vấn đề hợp tác quốc tế của ngành thuỷ sản cần phải được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả.
    Nhận thức được vai trò to lớn của ngành thuỷ sản trong việc phát triển kinh tế của đất nước đặc biệt là việc tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, do vậy Chính phủ Việt Nam đã đề ra chính sách phát triển kinh tế biển trong đó nguồn lợi thuỷ sản và hợp tác quốc tế về khai thác nguồn lợi này đóng vai trò quan trọng, bên cạnh đó Chính phủ phê duyệt chương trình xuất khẩu thuỷ sản từ năm 2010 và định hướng năm 2020, đồng thời nhấn mạnh việc hợp tác quốc tế về thuỷ sản sẽ là bước mở đầu cho việc hợp tác và khai thác các nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam
    Ngoài ra chúng ta có thể thấy vai trò to lớn của vấn đề hợp tác quốc tế về thủy sản đối với một đất nước mà có chung nguồn lợi thủy sản với nhiều quốc gia như chung nguồn lợi thủy sản với các nước tiểu vùng sông Mêkông, nhất là Biển Đông do đó chúng ta phải có sự hợp tác thật chặt chẽ với các quốc gia trong khu vực thì mới có thể khai thác hiệu quả của nguồn lợi to lớn này tạo thành một mũi nhọn trong phát triển kinh tế của đất nước.
    Là một sinh viên được đào tạo về chuyên ngành quản lý hành chính nhà nước tại Học viện hành chính quốc gia, tôi hiểu và ý thức được vai trò quan trọng của vấn đề hợp tác quốc tế trong sự phát triển của đất nước nói chung và của ngành thuỷ sản nói riêng .

    Chính vì vậy sau khi được sự phân công của Học viện, dưới sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn Hoàng Quy, Tôi là Viêng Khăm sinh viên lớp KH4A (2002- 2007) đã tiến hành thực tập cuối khoá tại Bộ Thuỷ Sản từ ngày 12/3/2007 - 12/5/2007. Trong thời gian thực tập tại Bộ Thuỷ sản với tinh thần tích cực học hỏi, thái độ cầu thị với kiến thức thực tế quan trọng trong quản lý nhà nước về thuỷ sản đặc biệt tôi đã đi sâu tìm hiểu về vấn đề hợp tác quốc tế về thuỷ sản. Đây chính là cơ sở để tôi thực hiện bài báo cáo thực tập với nội dung là: “Vấn đề hợp tác quốc tế về thuỷ sản”. Mục đích của bài báo cáo này là nghiên cứu thực tiễn và vai trò quan trọng của hợp tác quốc tế về thuỷ sản của nước ViÖtNam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, từ đó rút ra được những thuận lợi, khó khăn, thách thức và cơ hội cũng như bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về thuỷ sản.
    Bài báo cáo này bao gồm những nội dung cơ bản như sau:
    Chương I: Giới thiệu chung về Bộ Thuỷ sản- đơn vị tiếp nhận thực tập sinh.
    Chương II: Vấn đề hợp tác quốc tế về thuỷ sản
    Chương III: Kiến nghị và phương hướng hoạt động hợp tác quốc tế về phát triển thuỷ sản.

    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ THUỶ SẢN 3
    1. Vị trí, chức năng . 3
    2. Nhiệm vụ và quyền hạn 3
    3. Cơ cấu tổ chức . 7
    4. Quy chế làm việc 8
    CHƯƠNG II. VẤN ĐỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ THUỶ SẢN 9
    1. Những nét chung . 9
    2. Tình hình hợp tác quốc tế và khu vực 10
    2.1- Các tổ chức quốc tế . 10
    2.2- Các tổ chức khu vực: 10
    2.3- Tổ chức phi chính phủ: . 10
    2.4- Hợp tác song phương: 11
    2.5- Giúp đỡ quốc tế: . 11
    3. Các kết quả đạt được trong việc hợp tác quốc tế về thuỷ sản . 12
    3.1- Hội nhập kinh tế quốc tế: . 12
    3.2- Quản lý nghề cá: 12
    3.3- Đào tạo: 14
    3.4- Xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá 15
    3.5- Khai thác, Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản 15
    3.6- Nuôi trồng thuỷ sản, khuyến ngư . 16
    3.7- Chế biến, an toàn vệ sinh thuỷ sản . 18
    3.8- Thương mại thuỷ sản, xúc tiến thương mại 19
    3.9- Các lĩnh vực khác . 19
    CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN . 20
    1. Chiến lược phát triển và hợp tác quốc tế về thuỷ sản năm 2010 đến 2020 20
    2. Phương hướng hoạt động hợp tác quốc tế về thuỷ sản 27
    2.1 Những tồn tại và hạn chế 27
    2. 2 Phương hướng hoạt động . 28
    KẾT LUẬN . 31
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 32
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...