Luận Văn Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế và tăng khả năng cạnh sản phẩm xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.Lý do chon đề tài
    Sau 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã
    đạt được những tiến bộ vượt bậc trên nhiều mặt trong điều kiện phát
    triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh
    tế quốc tế. Trong vòng 20 năm, GDP tăng 4 lần, hơn 40 triệu người dân
    thoát khỏi đói, nghèo. Với việc trở thành thành viên WTO, nền kinh tế
    nước ta được xác lập một vị thế mới, ngày càng vững chắc trong hệ
    thống kinh tế thế giới, sức hấp dẫn đầu tư tăng lên mạnh mẽ.
    Nền kinh tế nước ta đã đổi mới căn bản cả thế và lực, đang đứng
    trước những cơ hội to lớn và triển vọng sáng sủa hơn bao giờ hết. Đó là
    sự thay đổi chất lượng quan trọng của quá trình phát triển, đưa nền kinh
    tế nước ta sang một giai đoạn mới, giai đoạn đổi mới và phát triển trong
    điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện và sâu sắc hơn.
    Hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội hơn. Nhưng
    mặt khác, thách thức cũng lớn hơn và khó khăn cũng tăng lên. Nền kinh tế
    và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh
    hơn gấp bội, trong một môi trường quốc tế có nhiều biến động, khó dự
    đoán và có độ rủi ro cao. Trong điều kiện đó, nếu không có một cơ cấu
    kinh tế tổng thể hiệu quả và vững chắc, một hệ thống thể chế vận hành
    đồng bộ, nền kinh tế sẽ không thể hội nhập thành công, càng không thể
    cạnh tranh thắng lợi và phát triển bền vững. Đây chính là điểm mấu chốt
    phải tính đến khi xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
    nước ta trong giai đoạn tới.
    Việt Nam đưa ra thế giới rất nhiều mặt hàng ở rất nhiều lĩnh vực.
    sản phẩm nông nghiệp có: cà phê, gạo, công nghiệp: dệt may, bánh
    k o, Đ có th đ ng v ng trên thi tr ẹ ể ể ứ ữ ường rộng lớn, Việt Nam đã có
    những thế mạnh nhất định.
    Dệt may là ngành mới gia nhập thị trường, nhưng đã có nhiều thành
    tựu nhất định. Hiện nay, sản phẩm dệt may của Việt Nam đã có mặt trên
    những thị trương rộng lớn và khó tính như: Mỹ, Anh, Nga,
    Pháp,Nhật .Để có thể duy trì thị phần và mở rộng thị trường, dệt may
    Việt Nam đã có những thế mạnh và vận dụng nó một cách có hiệu quả.
    Từ những lý luận đó nhóm chon đề tài “ Vấn đề hội nhập kinh tế quốc
    tế và tăng khả năng cạnh sản phẩm xuất khẩu của ngành dệt may
    Việt Nam”, để từ đó biết được những lợi thế của ngành dệt may cũng
    như các lĩnh vực khác.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Dệt may là mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam. Chúng tôi muốn
    thông qua ngành dệt may để tìm hiểu tình hình hội nhập kinh tế quốc tế
    của Việt Nam hiện nay.
    Bằng lí thuyết về lợi thế so sánh, chúng tôi muốn biết rõ về đặc
    điểm của ngành dệt may, về thế mạnh cũng như hạn chế. Từ đó, có
    những kết luận về tình hình của dệt may Việt Nam cũng như vấn đề hội
    nhập của Việt Nam.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    Toàn bộ ngành dệt may của Việt Nam, tập trung vào các mặt hàng
    xuất khẩu và các vấn đề liên quan đến xuất khẩu
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Vận dụng lí thuyết về lợi thế so sánh để nghiên cứu và phân tích vấn
    đề.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...