Tiểu Luận Vấn đề hoạch định các chính sách xã hội của Đảng

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận nhóm
    Đề tài: Vấn đề hoạch định các chính sách xã hội của Đảng
    Định dạng file word


    LỜI MỞ ĐẦU
    Trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới dù đã từng là nạn nhân của những cuộc khủng hoảng lương thực nặng nề cách đây vài thập niên, là một trong những quốc gia gặt hái thành tựu to lớn trong thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo – vượt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, là thành viên năng động của các tổ chức quốc tế như tổ chức thương mại thế giới (WTO), tổ chức y tế thế giới (WHO) v.v, có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên toàn thế giới, Những thông tin trên đã chuyển tải một hình ảnh sơ lược về đất nước Việt Nam qua hơn 25 năm đổi mới, đang tiếp tục vươn lên chuyển mình mạnh mẽ khẳng định vị thế quốc gia trong cộng đồng quốc tế.
    Công cuộc đổi mới được đặt nền móng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 - năm 1986). Với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật”, từ Đại hội VI, Đảng ta đã từng bước khẳng định, phát triển công cuộc đổi mới trên các mặt chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội mà trong đó, những chủ trương, đường lối nhằm giải quyết các vấn đề xã hội – hoạch định các chính sách xã hội đã đạt đươc nhiều kết quả đáng khích lệ.


    I. Tình hình thế giới và thực trạng xã hội trong nước trước yêu cầu Đổi mới:
    Vào những năm 80-90 của thế kỷ 20, tình hình thế giới và Việt Nam có nhiều biến động đặt ra những yêu cầu cho việc thực hiện một sự thay đổi toàn diện – một công cuộc đổi mới đất nước nói chung, và đổi mới trên các mặt kinh tế - xã hội nói riêng:
    1. Thế giới:
    Xu thế toàn cầu hóa:
    Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ phát triển mạnh mẽ thúc đẩy một xu thế chung được xác lập trên toàn thế giới: Toàn cầu hóa. Trong xu thế đó, các quốc gia vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau trong tinh thần chung hòa bình và độc lập. Các dân tộc được đặt trong đòi hỏi phải tranh thủ thời cơ vươn lên, vượt qua thách thức trong thời kỳ hội nhập quốc tế, “mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế trở thành nhu cầu tự thân đối với mọi nền kinh tế”[1] và nói như đồng chí. Nguyễn Văn Linh trong diễn văn phát biểu khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng: “Để hòa nhịp với những đổi thay của thời đại”, chúng ta phải đổi mới.
    Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới với nhiều biến động:
    Công cuộc cải cách đất nước ở các nước Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu với những cách thức tiến hành và kết quả khác nhau: Ở Trung Quốc, công cuộc cải cách kinh tế theo hướng thị trường – mở cửa được áp dụng từ năm 1978 đem lại nhiều thành tựu trong khi ở Liên Xô, cuộc cải tổ không thành công khi vai trò lãnh đạo của Đảng dần bị xóa bỏ, đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - chính trị - xã hội nghiêm trọng. Hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ là “cú sốc chấn động nhân loại trong thế kỷ 20, dẫn đến nguy cơ mất còn của chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới”.
    Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước láng giềng ASEAN
    Thành công của các nước công nghiệp mới – vốn xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp ở Đông Nam Á như Thái Lan, Inđônêxia đã thể hiện triển vọng phát triển của các quốc gia với những nét tương đồng về kinh tế - văn hóa – xã hội phương Đông, trong xu thế hợp tác, hội nhập kinh tế thế giới.
    2. Thực trạng xã hội trong nước:
    Trong những năm 80 của thế kỷ 20, có thể nói Việt Nam đã ở trong tình trạng “trầm trọng nhất của khủng hoảng kinh tế - xã hội”.
    Từ 1980 – 1985, tình trạng sản xuất đình đốn, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 0,4 %/ năm (kế hoạch là 13-14 %) trong khi tỷ lệ tăng dân số hàng năm trên 2,3 %. Trong quan hệ kinh tế với thế giới, Việt Nam gặp khó khăn liên tiếp khi thị trường kinh tế ở Liên Xô và các nước Đông Âu có nguy cơ bị thu hẹp lại phải gánh chịu rào cản cấm vận của Mĩ.
    Mức tăng trưởng kinh tế gần như “chạm đáy” trong khi nạn lạm phát tăng nhanh (từ 30-50% vào đầu những năm 80) và kéo dài thời kỳ lạm phát ở mức 3 con số vào giữa những năm 80, đạt kỷ lục ở mức 775% vào năm 1986.
    Như câu nói ngàn xưa “Có thực mới vực được đạo”, sự khủng hoảng của tình hình kinh tế trong giai đoạn này đã kéo theo hệ quả thực trạng xã hội cũng bị khủng hoảng nghiêm trọng:
    v Tình trạng sản xuất đình đốn trong công nghiệp và nông nghiệp đã dẫn đến tình trạng thiếu lương thực diễn ra gay gắt và nạn đói tại nhiều nơi, là nước nông nghiệp nhưng trong giai đoạn từ năm 1980 – 1985, nước ta phải nhập 1.567 triệu tấn lương thực. Tại nông thôn vốn là cái “nôi lương thực” cũng gặp cảnh thiếu ăn của hàng triệu hộ gia đình.

    [HR][/HR][1]
    [1] PGS.TS Trần Quang Nhiếp, Qúa trình đổi mới tư duy và lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay, NXB. CTQG, 2008, tr.96.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...