Thạc Sĩ Vấn đề hình thành con người mới Việt Nam trong quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    M ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Với tính cách là tổng hòa các quan hệ xã hội con người đặc trưng cho trình độ hoàn thiện của chế độ xã hội. Sự phát triển con người là mục đích tối thượng của xã hội, là chỉ báo quan trọng nhất đánh dấu sự phát triển của xã hội loài người. Văn kiện Hội nghị Trung ương V Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã khẳng định “Nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quyết định nhất là nguồn lực con người Việt Nam; là sức mạnh nội sinh của chính bản thân dân tộc Việt Nam
    Khẳng định trên, lại được Đảng ta nhấn mạnh lại lần nữa tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX “nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. “Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện .”.
    Trong công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng ta khởi xướng, vấn đề con người luôn được đặc biệt quan tâm. Bởi chúng ta hiểu rằng đổi mới trước hết phải bắt đầu từ việc đổi mới con người, sẻ không có sự đổi mới xã hội nếu không có sự đổi mới xuất phát từ con người. Đây là nền tảng sâu xa để xã hội phát triển, bởi mục đích xã hội nếu không chuyển thành những động cơ tư tưởng bên trong của các cá nhân thì không thể thực hiện được. “Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa”.
    Sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đang đi vào chiều sâu. Hơn thế nữa, sự nghiệp hiện đại hóa ở nước ta mới được bắt đầu. Chúng ta đang ở trong bước chuyển từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại. Sự đụng độ giữa các giá trị truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, sự bất cập của những năng lực, phẩm chất con người trong mẫu người truyền thống trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, của xã hội hiện đại khiến cho việc tích cực chủ động nghiên cứu vấn đề hình thành con người mới trở thành cấp thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
    Mục đích của luận án: Trên cơ sở những quan điểm của triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về con người và con người mới luận án phân tích những đặc điểm của con người Việt Nam và những nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành con người mới Việt Nam. Từ đó luận án đề xuất một số giải pháp có tính định hướng nhằm thúc đẩy sự hình thành con người mới trong quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
    Để đạt mục đích này, nhiệm vụ của luận án là:
    Thứ nhất: Tổng quan tình hình nghiên cứu về con người và con người mới ở Việt Nam những năm gần đây.
    Thứ hai: Xác định rõ nội dung của quan điểm Mác - Lênin và của Hồ Chí Minh về con người và con người mới.
    Thứ ba: Trình bày và phân tích một số nhân tố cơ bản tác động đến quá trình hình thành con người mới Việt Nam. Nêu ra và phân tích những thành công hạn chế của quá trình xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay.
    Thứ tư: Đề xuất và phân tích một số giải pháp có tính định hướng trong việc xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án.
    Đối tượng nghiên cứu của luận án: Luận án nghiên cứu vấn đề hình thành con người mới Việt Nam trong quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Trong luận án này cụm từ “quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” được hiểu là “quá trình xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
    Xuất phát từ những nhiệm vụ được nêu trên trong phạm vi một luận án triết học, chúng tôi chỉ phân tích những tác động của sự nghiệp đổi mới, của kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đối với con người Việt Nam hiện nay. Phân tích thực trạng của con người Việt Nam trước sự tác động của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, của xu hướng hội nhập quốc tế. Xác định những nội dung cơ bản cần hướng tới xây dựng của con người mới trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp có tính định hướng để xây dựng con người mới Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người và con người mới.
    Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp biện chứng duy vật, kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, phân tích và tổng hợp, lô gích và lịch sử, thống kê, đối chiếu, so sánh .
    5. Đóng góp mới của luận án
    - Trình bày một cách có hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và con người mới.
    - Làm rõ những nhân tố quy định sự hình thành, phát triển con người mới Việt Nam trong quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa.
    - Đề xuất và phân tích một số giải pháp có tính định hướng nhằm thúc đẩy sự hình thành con người mới Việt Nam trong quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    - Luận án có thể dùng làm tài liêu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy vấn đề con người, con người mới, vấn đề nhân cách.
    - Luận án cũng là những gợi ý, những khuyến nghị đối với sự nghiệp xây dựng con người ở nước ta trong quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo. Kết cấu của luận án chia làm 4 chương, 8 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...