Tài liệu Vấn đề hệ thống pháp luật

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hệ thống pháp luật của một nhà nước là tổng thể các qui phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau và có sự phân định một cách khách quan tạo thành các ngành luật và chế định pháp luật.
    Hệ thống pháp luật bao gồm hai mặt trong một chỉnh thể thống nhất là hệ thống cấu trúc ( bên trong) của pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật (nguồn của pháp luật). Hệ thống cấu trúc của pháp luật gồm 3 cấp:
    - Qui phạm pháp luật,
    - Chế định pháp luật; phân ngành luật
    - Các ngành luật.
    *. Qui phạm pháp luật: là tế bào nhỏ nhất trong hệ thống cấu trúc của pháp luật, qui phạm pháp luật là qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung.
    Qui phạm pháp luật gồm ba phần: giả định, qui định và chế tài.
    - Giả định là một bộ phận của qui phạm pháp luật nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống mà con người gặp phải, và cần xử sự theo những qui định của nhà nước.
    - Qui định là bộ phận của qui phạm pháp luật, trong đó nêu các qui tắc xử sự cho phép, hoặc bắt buộc các chủ thể pháp luật phải xử sự theo, khi ở vào điều kiện hoàn cảnh đã nêu trong phần giả định của qui phạm.
    - Chế tài là phần qui định những biện pháp tác động của nhà nước đối với chủ thể trong trường hợp không tuân thủ những qui định của pháp luật.
    Pháp luật Việt Nam qui định các loại chế tài sau: Chế tài hình sự (tử hình, tù chung thân, tù có thời hạn ), chế tài hành chính (cảnh cáo, phạt tiền ), chế tài kỷ luật( cảnh cáo, sa thải, chấm dứt hợp đồng lao độngv v ) chế tài dân sự (bồi thường thiệt hại, huỷ bỏ hợp đồng v v ).
    Có loại qui phạm pháp luật chỉ gồm 2 bộ phận: Giả định và quy định : ví dụ qui phạm của Luật hôn nhân và gia đình (điều 34) chỉ gồm 2 bộ phận là giả định, qui định mà không có phần chế tài VD: Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái. Điều luật này không qui định chế tài, nếu cha mẹ không hoàn thành nghĩa vụ nuôi dạy con cái.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...