Tài liệu Vấn đề giới trong môn học Luật hành chính

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Sự cần thiết phải đưa vấn đề giới vào nội dung môn học luật hành chính
    Vấn đề giới cần được đưa vào môn học
    luật hành chính thể hiện ở 3 cấp độ:
    Một là, cấp độ đào tạo con người mới: Giới là vấn đề tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử loài người và đã được quan tâm ở nhiều góc độ với những mức độ khác nhau. Cùng với quá trình dân chủ và tiến bộ xã hội, vấn đề giới ngày càng được nhìn nhận, đánh giá đúng với tầm quan trọng của nó. Vấn đề giới ngày nay không chỉ là vấn đề quốc gia mà còn là vấn đề mang tính quốc tế.
    Nói đến giới là nói đến một phạm trù chỉ vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ. Đây là vấn đề liên quan, lồng ghép trong hàng loạt các vấn đề chính trị, pháp lí, xã hội khác nhau. Thực hiện bình đẳng giới sẽ mang lại cho xã hội rất nhiều lợi ích như thúc đẩy nhanh quá trình xóa đói, giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế, tạo ra sự phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho mọi thành viên trong xã hội. Muốn đạt được bình đẳng giới phải thực hiện đồng loạt nhiều biện pháp, chương trình, kế hoạch vừa có tính thực tiễn trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài và điều căn bản để tạo ra và thực hiện thành công các chương trình, kế hoạch đó là phải xóa bỏ định kiến giới, thay đổi cách tư duy, xây dựng cách thức làm việc, tạo mối quan hệ giữa giới nam và giới nữ phù hợp với sự nhìn nhận khách quan,





    đúng đắn về giới. Vì vậy, đưa vấn đề giới vào chương trình đào tạo ở bậc đại học là góp phần định hướng nhận thức giới cho sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Điều đó sẽ mang lại những tác động tích cực cho công cuộc đấu tranh hướng đến bình đẳng giới.
    Hai là, cấp độ đào tạo cử nhân luật: Đào tạo cử nhân luật là đào tạo những con người sẽ trực tiếp tham gia hoạch định các chính sách phát triển xã hội, xây dựng các văn bản pháp luật, trực tiếp tổ chức thực hiện trên thực tế các chính sách, văn bản đó. Nhận thức giới của những người được đào tạo về luật, vì vậy sẽ hơn rất nhiều các lĩnh vực đào tạo khác, có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình thực hiện bình đẳng giới trên thực tế. Nói cách khác, vấn đề giới sẽ được nhìn nhận như thế nào, được đưa vào các chính sách, văn bản pháp luật ra sao, được thực hiện đến mức độ nào phụ thuộc đáng kể vào nhận thức của những con người đang được đào tạo hôm nay.
    Ba là, cấp độ truyền đạt và lĩnh hội kiến
    thức của môn học: Luật hành chính là môn học về khoa học và pháp luật về quản lí nhà nước. Quản lí nhà nước là quản lí mọi mặt đời sống, tác động đến mọi đối tượng khác nhau trong xã hội. Nếu vấn đề giới được quan tâm một cách thích đáng thì sẽ tạo thuận lợi





    cho giới nữ phát triển về mọi mặt, khai thác được các khả năng vốn có của phụ nữ, bảo vệ hữu hiệu quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ, hạn chế bất bình đẳng giới. Vấn đề giới được thể hiện nổi bật ở một số nội dung và ẩn chứa đằng sau tất cả phần còn lại thuộc nội dung môn học. Đó là các vấn đề về tổ chức và vận hành bộ máy hành chính, là quá trình ra các quyết định hành chính, quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, là việc quy định và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của các đối tượng quản lí nhà nước. Như vậy, vấn đề giới là một phần tất yếu trong nội dung của môn học luật hành chính.
    2. Thực trạng vấn đề giới trong nội dung môn học luật hành chính
    Mặc dù vấn đề giới là một phần tất yếu
    trong nội dung môn học nhưng trên thực tế trong quá trình dạy và học, cả người dạy và người học chưa thực sự coi đó là vấn đề giới theo đúng nghĩa của nó. Thực tế này có một số nguyên nhân:
    Thứ nhất, do những yếu tố truyền thống, lịch sử nhất định, vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam chưa bao giờ là vấn đề xã hội gay gắt. Trong khi cả xã hội và từng con người phải quan tâm đến những vấn đề to tát hơn, cấp bách hơn như giải phóng dân tộc, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, chuyển đổi cơ chế quản lí kinh tế thì vấn đề giới đã bị che khuất bởi những vấn đề quan trọng đó.
    Thứ hai, hoạt động nghiên cứu về giới ở Việt Nam mới được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây và cho đến nay ít nhiều vẫn còn tản mạn, phiến diện, sự ứng dụng kết quả của những nghiên cứu đó khá hạn chế nên nhận thức về giới nói chung chưa



    cao trên phạm vi toàn xã hội.
    Thứ ba, nội dung môn học gồm hai phần đan xen, hòa trộn vào nhau là khoa học về quản lí nhà nước và pháp luật về quản lí nhà nước, trong đó trọng tâm chương trình là pháp luật thực định về quản lí nhà nước. Việc phân tích, mô tả các quy phạm pháp luật thực định rất được coi trọng nên việc giảng dạy vẫn mang tính chất “tầm chương trích cú”. Vì vậy, ngay cả những nội dung chứa đựng vấn đề giới rõ ràng thì vấn đề giới cũng được trình bày cũng rất sơ sài, nông cạn.
    3. Những vấn đề giới được thể hiện rõ rệt trong nội dung môn học luật hành chính
    a. Vấn đề giới trong tuyển dụng, bổ
    nhiệm, kỉ luật cán bộ, công chức
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...