Tài liệu Vấn đề giới trong giảng dạy môn học Tư pháp quốc tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    iện nay, vấn đề giới không chỉ là mối quan tâm trong phạm vi quốc gia mà
    còn là vấn đề quan tâm của cả cộng đồng quốc tế. Ở Việt Nam, dưới chế độ phong kiến, người chồng nắm quyền gia trưởng trong gia đình, người vợ phụ thuộc vào người chồng trong mọi trường hợp. Cách mạng tháng Tám thành công đã giải phóng người phụ nữ khỏi thân phận lệ thuộc bởi sự ràng buộc của thuyết “tam tòng” trong chế độ phong kiến. Hiến pháp năm 1946 và Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật, Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về vấn đề li hôn đã khẳng định địa vị bình đẳng giữa người vợ và người chồng trong gia đình. Vấn đề bình đẳng giữa vợ và chồng nói riêng và giữa nam và nữ nói chung còn được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật trong nước do Việt Nam ban hành. Ngoài ra, vấn đề này còn được quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việc Việt Nam tham gia Công ước của Liên hợp quốc về loại trừ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Tuyên bố của Liên hợp quốc về việc loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ, Công ước ngày 29/11/1957 của Liên hợp quốc về quốc tịch của người phụ nữ lấy chồng nước ngoài đã thể hiện quan điểm của Nhà nước ta





    về vấn đề bình đẳng giữa nam và nữ. Tư pháp quốc tế là môn học liên quan đến quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài. Chủ thể cơ bản của nó là con người cụ thể (công dân Việt Nam, người nước ngoài). Do đó, vấn đề giới được thể hiện hầu như trong phần lớn các nội dung giảng dạy của môn luật này.
    1. Những vấn đề về giới được thể hiện trong nội dung môn học tư pháp quốc tế
    Trong môn học tư pháp quốc tế, vấn đề
    giới được thể hiện nổi bật ở một số nội dung sau đây:
    Thứ nhất, vấn đề giới, bình đẳng giới
    được thể hiện ngay trong các nguyên tắc cơ
    bản của tư pháp quốc tế Việt Nam.
    Một trong những nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế Việt Nam là nguyên tắc không phân biệt vì lí do giới tính, chủng tộc, trình độ văn hóa . giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và giữa người nước ngoài với nhau trên lãnh thổ Việt Nam. Theo nguyên tắc này, mọi người nước ngoài không phân biệt nam hay nữ nếu cư trú, làm việc hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam đều được hưởng chế độ đối xử quốc gia hoặc chế độ tối huệ quốc trong các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại, lao động, hôn nhân và





    gia đình có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực, theo thông lệ quốc tế, người nước ngoài tại Việt Nam cũng bị hạn chế một số quyền như: Quyền về chính trị; quyền làm việc tại một số ngành có liên quan đến an ninh quốc phòng .
    Nguyên tắc không phân biệt được ghi
    nhận trong một số văn bản pháp luật Việt Nam ban hành hoặc được ghi nhận trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Khoản 2 Điều 100 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy định: Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, người nước ngoài tại Việt Nam được hưởng các quyền và nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác. Theo nguyên tắc trên, khi người nước ngoài tham gia vào quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài bất kể là nam hay nữ đều được hưởng các quyền nhân thân và tài sản như công dân Việt Nam, trừ một số trường hợp cụ thể mà pháp luật Việt Nam quy định dành riêng cho công dân Việt Nam. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, một trong các quyền nhân thân của vợ chồng là quyền lựa chọn nơi cư trú, nếu người vợ (hoặc người chồng) là công dân Việt Nam thì có thể cư trú bất kì khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam nhưng nếu vợ (hoặc chồng) là người nước ngoài thì họ không được phép cư trú ở một số khu vực trên lãnh thổ Việt Nam như khu vực biên giới.
    Đối với quyền tài sản, người nước ngoài ở Việt Nam được hưởng chế độ đối xử quốc gia. Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định không hạn chế số lượng tài



    sản chung của vợ chồng. Tuy vậy, theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, người nước ngoài định cư ở Việt Nam chỉ được phép sở hữu một ngôi nhà ở Việt Nam (Điều 18 Nghị định số 60/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại các đô thị).
    Về quyền sử dụng đất, theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, quyền sử dụng đất được hiểu là quyền tài sản. Do vậy, quyền sử dụng đất là đối tượng của quyền sở hữu và quyền thừa kế. Trong trường hợp vợ, chồng là công dân Việt Nam, nếu một bên mất trước thì bên kia sẽ được thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc hoặc theo pháp luật phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai. Trong trường hợp vợ, chồng mà một bên là người nước ngoài, vấn đề thừa kế quyền sử dụng đất không phải lúc nào cũng được đặt ra đối với người nước ngoài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...