Tài liệu Vấn đề giới trong đào tạo luật ở một số trường đại học trên thế giới

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    B



    ất bình đẳng giới là một thực tế diễn ra
    ở khắp mọi nơi trên thế giới, trong gia đình và ngoài xã hội, trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế . Đào tạo về giới và xây dựng năng lực là những yếu tố quyết định trong việc nâng cao nhận thức về tác động tiêu cực của sự bất bình đẳng giới, đồng thời nâng cao nhận thức về các quyền của phụ nữ để tăng cường và bảo vệ các quyền của phụ nữ từ tầm quốc gia đến tầm quốc tế.
    Việc đưa những tư tưởng tiến bộ về giới vào chương trình đào tạo cũng góp phần làm giảm bạo lực đối với phụ nữ, đồng thời tăng cường sự tôn trọng các quyền của phụ nữ, làm thay đổi hình ảnh, thái độ và khuôn mẫu truyền thống của cả phụ nữ lẫn đàn ông. Giáo dục và đào tạo về giới chính là cuộc cách mạng thầm lặng để nhân loại xoá bỏ định kiến giới, nhất là thay đổi cách nghĩ của đàn ông về vấn đề giới ngay từ khi họ còn là đứa trẻ ngồi trên ghế nhà trường, sau đó là thay đổi hành vi đối với các quan hệ giới.
    Theo thông tin của Viện nghiên cứu và đào tạo quốc tế vì sự tiến bộ của phụ nữ của Liên hợp quốc (United Nations International Research and Training Institute for the Advancement of Women, viết tắt là
    INSTRAW),(1) ở phạm vi thế giới, có nhiều
    thiết chế thực hiện các chương trình đào tạo về giới. Cụ thể:





    - Trong khuôn khổ Liên hợp quốc, có một số tổ chức có chương trình đào tạo về giới, như: Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), Chương trình phát triển phụ nữ của Liên hợp quốc (UNIFEM), Viện đào tạo và nghiên cứu của Liên hợp quốc (UNITAR), Viện Nghiên cứu và đào tạo quốc tế vì sự tiến bộ của phụ nữ của Liên Hợp Quốc (INSTRAW), Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Tổ chức nông lương thế giới (FAO);
    - 78 tổ chức phi chính phủ;
    - 25 trường đại học trên thế giới;
    - 07 cơ quan thuộc chính phủ các nước (như cơ quan phát triển quốc tế của Canada - viết tắt là CIDA, cơ quan hợp tác phát triển quốc tế của Thuỵ Điển - viết tắt là SIDA, cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kì - viết tắt là USAID);
    - 01 tổ chức tư nhân.
    Ở nhiều trường đại học trên thế giới, trong đó có Việt Nam, nghiên cứu về giới và phụ nữ được coi là môn khoa học đa ngành. Nghiên cứu về giới và phụ nữ được tiếp cận dưới nhiều góc độ, như: Triết học, xã hội học, nhân chủng học, văn học, lịch sử, ngôn ngữ học, khoa học chính trị, quản trị kinh doanh, luật học v.v Thực tế, đào tạo về giới và phụ nữ thường được giao cho các khoa và bộ môn





    như: Khoa về khoa học xã hội (Đại học Makere, Uganda),(2) bộ môn xã hội học v.v
    Tuy nhiên, ở một số trường đại học trên thế giới, có khoa hoặc trung tâm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và giảng dạy về vấn đề giới và phụ nữ với cách thiết kế chương trình và sự quan tâm khác nhau. Các môn học trong các chương trình này đều ít nhiều đề cập vấn đề pháp luật về giới, trong đó có những môn học hoàn toàn thuộc về khoa học luật.
    I. CÁC MÔN HỌC VỀ GIỚI ĐƯỢC THIẾT KẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO MANG TÍNH ĐA NGÀNH
    1. Chương trình của Đại học Mount Saint Vincent (Halifax, Nova Scotia, Canada)(3) Đại học Mount Saint Vincent (Halifax, Nova Scotia) là trường đại học đầu tiên ở Canada thành lập Khoa “Nghiên cứu phụ nữ”, với số lượng lớn các môn học về nghiên
    cứu phụ nữ. Việc giảng dạy các môn học do giảng viên của Khoa “Nghiên cứu phụ nữ” hoặc các khoa khác đảm nhiệm.
    Vào thời kì đầu, môn học đầu tiên về nghiên cứu phụ nữ được giảng dạy ở Đại học Mount Saint Vincent có thời lượng 300 level,(4) là một môn học đa ngành. Sau này, đến năm 1982, môn học này được giảng ở
    nhiều khoa của trường và vẫn là một môn học đa ngành có thời lượng 100 level. Năm 1984, ở Đại học Mount Saint Vincent có chương trình chuyên ngành về nghiên cứu phụ nữ. Năm 1987, Khoa nghiên cứu phụ nữ được thành lập. Hiện tại, Đại học Mount Saint Vincent phối hợp với Đại học Saint Mary và các trường đại học khác đào tạo



    trình độ Master of Arts (thạc sĩ văn học) chuyên ngành nghiên cứu phụ nữ.
    Có khoảng 20 môn học về nghiên cứu phụ nữ, bao gồm cả các môn bắt buộc lẫn tự chọn liên quan đến nhiều vấn đề, như: Lí luận cơ bản về phụ nữ (môn học vấn đề cơ bản về phụ nữ, môn học tư tưởng nữ quyền hiện đại v.v ); phụ nữ với các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội (như môn học phụ nữ và chính trị); phụ nữ với sự phát triển bền vững (như môn học phụ nữ và sức khoẻ).
    Nội dung các môn học đều đề cập ít nhiều vấn đề pháp luật về giới, trong đó có môn học Quy chế pháp lí về phụ nữ thực sự thuộc về khoa học luật. Môn học này nghiên cứu các án lệ và các vấn đề pháp luật hiện hành về quy chế pháp lí dành cho phụ nữ. Đây là môn học mang tính tổng hợp, đa ngành trong lĩnh vực pháp luật, đề cập quy chế dành cho phụ nữ ở tất cả các khía cạnh pháp luật như: Luật hình sự, luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình v.v
    2. Chương trình của Đại học Dalhousie (Canada)(5)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...