Thạc Sĩ Vấn đề giáo dục thế giới duy vật biện chứng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đang bước sang giai đoạn mới đó là thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước định hướng XHCN. Trong bối cảnh lịch sử mới, hơn lúc nào hết Đảng ta nhận thức sâu sắc rằng: Sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta đòi hỏi phải phát huy hơn nữa sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó phải kể đến một bộ phận quan trọng là thế hệ trẻ. Đại hội IX của Đảng đã xác định: "Đối với thế hệ trẻ chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng, sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [19, tr.126].
    Khi khẳng định vai trò to lớn của thế hệ trẻ trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, thì chúng ta cũng thấy được vai trò quan trọng của sinh viên Việt Nam. Bởi vì, sau khi ra trường họ sẽ trở thành những người lao động có trình độ cao đó là nguồn nhân lực chủ yếu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa định hướng XHCN. Lực lượng đông đảo nhất và quan trọng nhất là sinh viên Hà Nội vì Hà Nội là nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng lớn có bề dày về giáo dục và đào tạo. Vì vậy, sự phát triển bền vững của đất nước theo định hướng XHCN đòi hỏi khách quan phải trang bị cho họ nhận thức chính trị, những kiến thức về mục tiêu, con đường đi lên CNXH của dân tộc ta. Chính vì thế, giáo dục thế giới duy vật biện chứng cho sinh viên Hà Nội hiện nay vừa là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết. Bởi vì, trong bối cảnh hiện nay trước sự biến đổi phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới, trước chiến lược diễn biến hòa bình của chủ nghĩa đế quốc, các thế lực thù địch đang chống phá CNXH, đặc biệt là trên lĩnh vực tư tưởng, một trong các đối tượng đó là thế hệ trẻ, nhằm làm cho hệ tư tưởng tư sản chiếm vị trí thống trị trong đời sống tinh thần. Hơn nữa, do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường đang hình thành lối sống thực dụng trong một bộ phận sinh viên. Trong cơ chế thị trường xuất hiện sự may rủi làm nảy sinh tư tưởng cầu may dễ dẫn đến với thế giới quan tôn giáo, duy tâm. Đặc biệt là sinh viên Hà Nội hàng ngày, hàng giờ đang chịu sự tác động trực tiếp của lối sống thực dụng, của nền văn hóa phương Tây và cả niềm tin tôn giáo. Thực tế là một bộ phận không nhỏ trong sinh viên Hà Nội đã suy thoái về đạo đức, lối sống mơ hồ về chính trị, phai mờ về lý tưởng XHCN và đây là một bộ phận dễ bị các thế lực phản động lôi kéo. Vì vậy, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên Hà Nội hiện nay là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Nghiên cứu đề tài thế giới quan duy vật biện chứng có nhiều tác giả nghiên cứu, ở Liên Xô trước đây có các tác giả:
    - V.L.Li Xốp Ski và A.V. Mitri EP, "Nhân cách của sinh viên" chương VI sự hình thành thế giới quan, Nxb Đại học Tổng hợp Lêningrat, 1974.
    - Ch.L.Xmiếc Cốp, "Những vấn đề cấp bách của việc hình thành thế giới quan Mác - Lênin", Tạp chí Giáo dục lý luận, 1985, số 3.
    - V.I.LVa Xi Len Co, "Thế giới quan khoa học và những vấn đề lý luận của việc xây dựng thế giới quan khoa học trong xã hội xã hội chủ nghĩa", bản tự lược thuật, Luận án tiến sĩ triết học, 1975.
    Ở trong nước cũng có nhiều tác giả nghiên cứu như:
    - Bùi Ngọc, "Thế giới quan khoa học một tất yếu lịch sử", Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, 1981, số 8.
    - Lê Xuân Vũ, "Thế giới quan Mác - Lênin trong đời sống tinh thần của nhân dân ta", Tạp chí Cộng sản, 1986, số 6.
    - Nguyễn Trọng Chuẩn, "Một số khía cạnh về vai trò của sinh học hiện đại đối với sự hình thành và củng cố thế giới quan khoa học", Tạp chí Triết học 1988, số 3.
    - Bùi Ỉnh, "Vấn đề xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng đối với cán bộ đảng viên là người dân tộc thiểu số trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta", Luận án PTS Triết học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, 1988.
    - Trần Thước, "Sự hình thành thế giới quan xã hội chủ nghĩa ở tầng lớp trí thức Việt Nam", Luận án PTS Triết học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, 1993.
    - Trần Thanh Hà, "Vấn đề giáo dục thế giới quan khoa học cho cán bộ đảng viên người dân tộc Khơme ở Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1993.
    - Trần Viết Quân, "Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Tây Nguyên hiện nay", Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, 2002.
    Tất cả những tác giả trên đã đề cập đến:
    - Khái niệm thế giới quan nói chung, thế giới quan khoa học nói riêng, cấu trúc và chức năng của chúng.
    - Tầm quan trọng và tính tất yếu của việc xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng trong quá trình xây dựng CNXH.
    - Những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan để hình thành thế giới quan duy vật biện chứng. Những nguyên tắc phương pháp luận chung trong việc xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng cho nhân dân trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
    - Đưa một số giải pháp cụ thể và những quan điểm nhằm bồi dưỡng và phát triển thế giới quan duy vật biện chứng cho một số đối tượng cụ thể ở những nước vốn lạc hậu về kinh tế - xã hội thực hiện quá độ lên CNXH.
    Riêng vấn đề giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên Hà Nội hiện nay chưa ai bàn đến. Đồng thời, xuất phát từ vai trò quan trọng của lực lượng này trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Vì vậy, tôi chọn đề tài: " Vấn đề giỏo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên các trường đại học cao đẳng ở Hà Nội hiện nay " để làm luận văn tốt nghiệp.
    3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    3.1. Mục đích
    Từ việc phân tích thực trạng của việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên Hà Nội hiện nay, luận văn đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
    3.2. Nhiệm vụ
    - Phân tích vai trò của việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng đối với sinh viên. Xác định những nhân tố tác động đến việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên Hà Nội hiện nay.
    - Làm rõ thực trạng của việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng trong các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội.
    - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên Hà Nội hiện nay.
    3.3. Phạm vi nghiên cứu
    Do khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên của các môn khoa học Mác - Lênin và các cơ quan chức năng.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    4.1. Cơ sở lý luận
    Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở các quan điểm của triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và một số phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể: phương pháp phân tích tổng hợp, khái quát hóa và điều tra xã hội học.
    5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
    Nêu lên tầm quan trọng của việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên Hà Nội và đưa ra một số giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên Hà Nội.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    - Góp phần vào việc đưa ra những cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên Hà Nội.
    - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác giáo dục đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu làm 2 chương, 5 tiết.
     
Đang tải...