Luận Văn Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế một số trư

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Namhiện nay (qua thực tế một số trường đại học và cao đẳng ở thành phố Hà Nội)



    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nhân loại đang sống trong những năm đầu của thế kỷ 21, thế kỷ của sự bùng nổ về thông tin khoa học và kỹ thuật hiện đại, tiên tiến nhất từ trước đến nay. Những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong những năm gần đây đã làm thay đổi cuộc sống của nhiều dân tộc trên thế giới.
    Việt Nam là một quốc gia thuộc các nước đang phát triển về mặt kinh tế, lại trải qua nhiều cuộc chiến tranh kéo dài. Song, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, Việt Nam cũng đang từng ngày từng giờ thay đổi diện mạo của mình.
    Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau gần 20 năm đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu đáng tự hào. Về cơ bản, chúng ta đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và đã có sự tăng trưởng về kinh tế, phá được thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ đối ngoại, tình hình kinh tế chính trị cơ bản là ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường, thế và lực ngày càng được củng cố và phát triển.
    Kinh tế thị trường đã đem lại cho ta những điều "kỳ diệu" trong sự phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên nó cũng là mảnh đất màu mỡ nảy sinh lối sống ích kỷ, vụ lợi, những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội đã và đang từng ngày, từng giờ làm băng hoại những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, phá vỡ nhiều nét đẹp của văn hóa truyền thống. Mặt trái của cơ chế thị trường đã tạo ra một bộ phận không nhỏ lớp người trong xã hội nói chung, một bộ phận thanh niên, sinh viên nói riêng có lối sống chạy theo đồng tiền, buông thả, quay lưng với văn hóa, với truyền thống dân tộc.
    Từ thực tế đó, Đảng ta đặt ra yêu cầu phải gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ đạo đức và công bằng xã hội, vừa phát triển kinh tế thị trường, đồng thời phải bảo tồn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ tư khóa VII, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã khẳng định: Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa. Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị truyền thống sẽ làm mất đi bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác.
    Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về "Một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay" tiếp tục khẳng định: Sự phát triển của một dân tộc phải vươn tới cái mới tạo ra cái mới, nhưng lại không thể tách rời khỏi cội nguồn. Phát triển phải dựa trên cội nguồn, bằng cách phát huy cội nguồn, trở về cội nguồn, giữ được cội nguồn. Cội nguồn đó của mỗi dân tộc là văn hóa (cốt lõi là những giá trị luân lý đạo đức).
    Thực tiễn chứng tỏ rằng, tương lai của mỗi dân tộc phụ thuộc một phần rất lớn vào thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng. Liệu chúng ta có thể giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa khi thanh niên bị phai nhạt lý tưởng, thiếu ý thức giữ gìn những giá trị truyền thống dân tộc? Trong những điều kiện mới của đất nước, chúng ta đã chuẩn bị "hành trang" gì cho họ? Điều tiên quyết và không thể thiếu đó là "truyền thống dân tộc", những truyền thống đáng tự hào của lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước đã giúp chúng ta "hội nhập" mà không bị "hòa tan", phát triển mà không bị "mất gốc", trọng truyền thống mà không bảo thủ, tất cả những điều đó đã và đang giúp cho thanh niên Việt Nam nói chung - sinh viên Việt Nam nói riêng nâng cao hơn nữa bản lĩnh của mình, đứng vững trước mọi thử thách khắc nghiệt của cuộc sống hiện đại.
    Với ý nghĩa đó, vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là vấn đề hết sức cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Đó cũng là lý do để tác giả của luận văn chọn: "Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế một số trường đại học và cao đẳng ở thành phố Hà Nội)" làm đề tài nghiên cứu.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Xung quanh vấn đề đạo đức truyền thống những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu ở dưới các góc độ khác nhau, một số bài viết đã đề cập đến khía cạnh này hay khía cạnh khác của vấn đề, cụ thể như: "Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam" do Trần Văn Giàu chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980; "Biện chứng của truyền thống" của Hà Văn Tấn, Tạp chí Cộng sản, số 3-1981; "Về truyền thống dân tộc" của Trần Quốc Vượng, Tạp chí Cộng sản, số 3-1981; "Cái truyền thống và cái hiện đại trong sự nghiệp xây dựng con người mới ở nước ta" của Đỗ Huy, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 5-1986; "Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, một nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại" của Lương Quỳnh Khuê, Tạp chí Triết học, số 4-1992; "Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường" do Thái Duy Tuyên chủ biên, Hà Nội, 1994; "Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị" do Nguyễn Quang Uẩn chủ biên, tháng 4-1995; "Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương hướng, biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên", Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số B94-38-32 do Mạc Văn Trang chủ biên (Viện nghiên cứu phát triển giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo), 1995; "Sự biến đổi định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường" của Thái Duy Tuyên, Tạp chí Triết học, số 5-1995; "Quan hệ kinh tế và đạo đức trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay" của Nguyễn Thế Kiệt, Tạp chí Triết học, 6-1996; "Sự tác động hai mặt của cơ chế thị trường đối với đạo đức người cán bộ quản lý" của Nguyễn Tĩnh Gia, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, 2-1997; "Định hướng xã hội chủ nghĩa về các quan hệ đạo đức trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay" của Đỗ Huy, Tạp chí Triết học, số 5, 1998; "Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức trong
    nền kinh tế thị trường" của Hoàng Trung, Tạp chí Triết học, số 5, 1998; "Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển" của Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học, số 2, 1998; "Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay", Luận án tiến sĩ Triết học của Trần Sĩ Phán, 1999; "Vì sao Hồ Chí Minh lại đặc biệt chú trọng đến vấn đề đạo đức?" của Hoàng Trung, Tạp chí Triết học, số 4, 2000; "Tình cảm đạo đức và giáo dục tình cảm đạo đức trong điều kiện hiện nay" của Nguyễn Văn Phúc, Tạp chí Triết học, số 6, 2000; "Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay", Luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Văn Lý, 2000; "Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội" của Mai Xuân Lợi, Tạp chí Triết học, số 3, 2001; "Lý tưởng đạo đức và việc giáo dục lý tưởng đạo đức cho thanh niên trong điều kiện hiện nay" của Đoàn Văn Khiêm, Tạp chí Triết học, số 2, 2001; "Kết hợp chặt chẽ giáo dục lý luận với xây dựng đạo đức mới của người cán bộ lãnh đạo quản lý" của Nguyễn Ngọc Long, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4, 2001; "Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và cái phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường" của Trần Nguyên Việt, Tạp chí Triết học, số 5, 2002; "Kế thừa tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay" của Lê Sĩ Thắng, Tạp chí Triết học, số 5, 2002; "Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục" của Nguyễn Đình Tường, Tạp chí Triết học, số 6, 2002; "Khoa học công nghệ và đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường" của Nguyễn Đình Hòa, Tạp chí Triết học, số 6, 2002; "Từ "cái thiện" truyền thống đến "cái thiện" trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Hùng Hậu, Tạp chí Triết học, số 8, 2002; "Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay", Luận án tiến sĩ Triết học của Lê Thị Hoài Thanh, 2002; "Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay" của Trần Văn Phòng, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5, 2003 v.v .
    Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, bài viết trên đều có ý nghĩa to lớn đối với việc kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống hiện nay ở nước ta. Tuy nhiên, những công trình này chưa đề cập một cách trực tiếp đến việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    3.1. Mục đích của luận văn
    Trên cơ sở phân tích thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội và nguyên nhân của nó, từ đó đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
    3.2. Nhiệm vụ của luận văn
    - Hệ thống hóa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, từ đó xác định tầm quan trọng và yêu cầu của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
    - Phân tích thực trạng việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội hiện nay và nguyên nhân của
     
Đang tải...