Tiểu Luận Vấn đề giai cấp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU

    Nền kinh tế Việt Nam đang vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các thành phần kinh tế, thay thế cho nền kinh tế chỉ huy tập trung. Kết quả của sự đổi mới là thu được những thành tựu khả quan, tốc độ phát triển kinh tế khá cao. Tuy nhiên, cần khẳng định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mang bản chất giai cấp công nhân rất đậm nét. Với sự vận dụng những thành tựu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, trong đó có nền kinh tế thị trường, đã tạo nên tình hình mới nhưng bản chất giai cấp trong nền kinh tế thay đổi và Nhà nước đảm bảo giữ vững bản chất của giai cấp công nhân, giai cấp vô sản, và đấu tranh giai cấp.

    Mặc dù đã xác định hướng phát triển cho nền kinh tế và bước đầu đã đạt những thành công nhất định, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa thể hùng mạnh ngang tầm với các quốc gia hàng đầu khu vực. Bên cạnh đó, xuất hiện một số vấn đề như sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, tệ quan liêu, tham nhũng của những người có chức quyền, sự thay đổi ngành nghề truyền thống, vấn đề thất nghiệp v.v Nhằm tìm cơ sở lý giải những hiện tượng này và đề xuất những giải pháp góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, tôi chọn đề tài “VẤN ĐỀ GIAI CẤP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA VIỆT NAM” làm chủ đề cho tiểu luận môn triết học.
    Liên quan đến vấn đề này, theo thông tin từ cơ sở dữ liệu của Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, năm 2005, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tuấn, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài “Cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ đổi mới: Thực trạng và định hướng chính sách”. Nội dung đề tài “Làm rõ cơ sở lý luận - thực tiễn về cơ cấu xã hội - giai cấp và việc vận dụng sáng tạo trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam. Phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ đổi mới. Đưa ra định hướng chính sách đối với sự biến đổi của các giai cấp, tầng lớp xã hội thuộc cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ đổi mới; Đề tài thuộc lĩnh vực xã hội”. ( )
    Đây là một đề tài có nội dung rộng, nghiên cứu tầm vĩ mô. Sau khi tham khảo, tôi chọn giới hạn cho tiểu luận của mình ở phạm vi hẹp hơn và nghiên cứu dưới góc độ khác. Tiểu luận nghiên cứu phạm trù “giai cấp” theo quan điểm triết học và đặt vào thực tiễn xã hội Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, từ đó lý giải những hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội như sự thống nhất giữa đấu tranh giai cấp và đại đoàn kết dân tộc; mâu thuẫn công nhân – doanh nhân, sự phân hóa công nhân thành “công nhân cổ trắng” và “công nhân cổ xanh”

    Ngoài phần giới thiệu và kết luận, kết cấu tiểu luận gồm 02 chương:

    Chương 1: Lý luận về giai cấp và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
    1.1- Giai cấp và đấu tranh giai cấp
    1.2- Kinh tế thị trường
    1.3- Quan điểm về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
    Chương 2: Vấn đề giai cấp trong xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới
    2.1- Tình hình giai cấp trong xã hội từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường định hướng XHCN
    2.2- Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề giai cấp trong giai đoạn này
    2.3- Vận dụng lý luận về giai cấp vào thực tiễn xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay

    Khi thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp thu thập số liệu thông qua phiếu khảo sát, điều tra thực tế; kế thừa quan điểm chỉ đạo Từ các Văn kiện Đại hội Đảng; Bảng biểu, biểu đồ minh họa, để nghiên cứu, đánh giá và đưa ra đề xuất.
    Thực hiện tiểu luận này, tác giả mong muốn đào sâu thêm kiến thức được nghe từ giảng viên kết hợp thực tiễn công tác. Hy vọng những nội dung trình bày đóng góp một góc nhìn về những vấn đề triết trọc trong thực tiễn xã hội, củng cố kiến thức cho những người đang bước đầu nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và môn triết học nói riêng.



    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    1- Triết học - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - 2001.
    2- Bài giảng Triết học – Đại học Sư phạm Đồng Tháp
    3- Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI, VII, VII, IX và X.
    4- Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin - Nhà xuất bản giáo dục - 1998.
    5- Tạp chí triết học điện tử: http:// www.vientriethoc.com.vn.
    6- Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: http://www.dangcongsan.vn
    7- Tạp chí Cộng sản điện tử: http://www.tapchicongsan.org.vn
    8- Website của Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...