Tiểu Luận vấn đề giá vàng

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giá vàng ở Việt Nam năm 2011: Thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp của Chính Phủ đối với thị trường này


    I. Thực trạng giá vàng ở Việt Nam năm 2011.
    Giá vàng trên thị trường thế giới đã tăng trên 8% trong năm 2011 và tăng 32% trong vòng 1 năm qua. Tại Việt Nam, giá vàng cũng không tránh khỏi tình trạng đó, điều này đòi hỏi cần nhanh chóng có những giải pháp để khắc phục và bình ổn giá vàng lâu dài. Theo đà tăng của thế giới, giá vàng tại Việt Nam bắt đầu leo thang từ đầu tháng 8. Ban đầu, khi giá vàng mới nhích lên 42, rồi 45-46 triệu đồng/lượng. Cơn sốt vàng thực sự bùng nổ vào ngày 23/8/2011, khi giá vàng đạt đỉnh: trên 49 triệu đồng/lượng. Trong vòng xoáy "điên loạn" đó, nhiều người thắng đậm và ối kẻ "chết đứng". Để hạ nhiệt cơn sốt này, Ngân hàng Nhà nước đã tung ra một lượng vàng từ dự trữ và mở quota cho nhập khẩu. Sau đó, giá vàng mới giảm dần và ổn định quanh mức 44-45 triệu đồng/lượng.
    Ngoài ra, thông tin về việc dự kiến cấm sản xuất, lưu thông vàng miếng rồi lại chưa thông qua, chỉ lưu hành vàng miếng của Công ty vàng bạc đá quý SJC . cũng góp phần khiến thị trường vàng thêm bất ổn. "Cơn điên" của giá vàng trong năm 2011 thực sự là sự kiện chấn động, ảnh hưởng tới nhiều người vì tại Việt Nam, người dân vẫn có thói quen tích trữ vàng.
    Công bố của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia giữa tháng 6/2011, đã công bố một con số giật mình: lượng vàng người dân nắm giữ có thể lên tới cả nghìn tấn. Con số này cũng đã được chất vấn tại quốc hội nhưng đến nay vẫn là một ẩn số. Nếu tính ra, lượng vàng này tương đương khoảng 45 tỷ USD - một số vốn lớn nằm trong két, không được đưa vào lưu thông - lại đem lại những hệ lụy không nhỏ. Đây là thói quen lâu đời của người dân, tuy an toàn, nhưng không sinh lời. Thói quen này cũng khiến cho mỗi khi giá vàng biến động, người dân lại đổ xô giao dịch, gây biến động lớn trên thị trường.
    Tại Việt Nam, nhu cầu vàng tăng rất mạnh, giá vàng luôn lập những kỷ lục mới, tạo nên một cơn ‘bão giá” chưa từng có. Trước cơn sốt vàng của thế giới, do không nhạy bén trước tình hình và do cơ chế xuất nhập còn nhiều bất hợp hợp lý, trong 7 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã xuất 30 tấn vàng, với giá tính trung bình 40 triệu USD/tấn. Trong khi đó, nhiều quốc gia lại mua vào nhiều vàng và chỉ bán ra nhỏ giọt. Thực tế đã chứng minh các quốc gia này nhạy bén và cập nhật hơn chúng ta, bởi hiện tại, dù đã có giảm chút ít, giá vàng thế giới vẫn dao động vào khoảng 60 triệu USD/tấn; trước đó, Việt Nam chỉ xuất khẩu với giá 40 triệu USD/tấn. Đây là một thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế của nước ta.
    Về mặt chính thức chỉ có Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là cơ quan nhập khẩu vàng vào Việt Nam. Tuy nhiên có thực trạng vàng nhập lậu từ các nước láng giềng như Campuchia, Lào và Trung Quốc qua đường bộ vào Việt Nam. Kinh tế gia Lê Đăng Doanh từ Hà Nội cho BBC biết “Hội đồng vàng đã nói rõ số ngoại tệ chuyển vào các tài khoản ở Việt Nam đã biến đi một tỉ lệ rất lớn, có năm biến đi từ 10 -12 tỉ đô la để nhập lậu vàng”. Hiện chưa có thống kê lượng vàng mua ra bán vào tại Việt Nam là khoảng bao nhiêu nhưng người ta ước tính giao dịch trao đổi vàng là khoảng vài chục tấn. Trên thực tế vàng tại Việt Nam hiện đang đóng vai trò như tiền tệ và cũng như hàng hóa. Do vậy, các nhà quan sát cho rằng với chênh lệch giá vàng Việt Nam so với giá vàng thế giới tới cả triệu đồng một lượng thì tổng lời trong giao dịch hàng chục tấn vàng lên tới nhiều triệu đôla. Khi đồng tiền vốn bị “chôn vào loại tài sản chết (vàng) và không được sử dụng trong kinh doanh thì không có hiệu quả cho nền kinh tế phát triển. Và việc giá vàng bị đẩy lên cao sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng và các loại giá khác.
    II. Nguyên nhân
    Lý giải về nguyên nhân giá vàng tăng cao trên thế giới, các nhà nghiên cứu kinh tế đã nêu lên một số lý do chủ yếu; trong đó nguyên nhân đầu tiên và lớn nhất chính là lạm phát toàn cầu. Bởi cứ mỗi lần xảy ra lạm phát toàn cầu thì mọi người sẽ coi vàng là một trong những nơi đầu tư an toàn nhất. Một nguyên nhân nữa, đó là đồng USD của Mỹ, quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới đang trở nên yếu. Đồng USD trở nên yếu khiến người mua càng mua nhiều vàng hơn. Các nhà phân tích cho rằng đồng USD chưa thể sớm hồi phục ngay, vì vậy giá vàng vẫn tiếp tục tăng. Một nguyên nhân khác, hiện châu Âu vẫn có tốc độ hồi phục khá chậm sau suy thoái. Vấn đề khủng hoảng nợ tại châu Âu vẫn hiện diện và nó có khả năng lan sang các quốc gia có nền kinh tế lớn như Mỹ và Nhật. Khả năng này càng làm nhu cầu đầu tư vào vàng nhiều hơn, cũng đồng nghĩa với việc giá vàng ngày càng càng cao hơn.
    Một nguyên nhân nữa góp phần khiến giá vàng tăng mạnh tại Việt Nam, là do giới kinh doanh vàng tranh thủ giá vàng thế giới tăng nhanh, và đoán biết tâm lý của người đầu tư cho rằng giá vàng còn đi lên, đã dùng kỹ xảo đẩy giá vàng trong nước tăng nhanh, cao hơn giá thế giới để trục lợi. Có thể thấy rằng chính những bất hợp lý trong cơ chế điều hành xuất nhập khẩu vàng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cơn sốt vàng trong nước, kéo theo những thiệt hại cho nền kinh tế và người đầu tư.
    Thời gian qua, thị trường vàng có nhiều bất ổn, trong đó nổi cộm là giá vàng trong nước hồi tháng 9 có lúc cao hơn giá thế giới tới 450.000 đồng/chỉ. Nhìn lại vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng, có 6 nguyên nhân chính gây bất ổn trên thị trường vàng, đó là:
    Thứ nhất, trong những năm gần đây, giá vàng thế giới liên tục biến động theo chiều hướng tăng cao đã làm tăng tình trạng đầu cơ, tích trữ vàng của người dân và doanh nghiệp.
    Thứ hai, tình hình kinh tế vi mô chưa ổn định, lạm phát cao đã làm cho niềm tin của người dân vào giá trị đồng Việt Nam giảm sút, tâm lý mua, nắm giữ vàng gia tăng.
    Thứ ba, việc vàng miếng SJC chiếm thị phần lớn (tới trên 90%) tạo lợi thế độc quyền tự nhiên, dẫn đến mỗi khi giá vàng biến động, tình trạng khan hiếm vàng SJC làm cho thị trường biến động mạnh hơn.
    Thứ tư, do sự thiếu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...