Luận Văn Vấn đề FDI ở Việt Nam

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Foreign direct investment
    I. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì?
    - Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức nhà đầu tư (cá nhân hoặc tổ chức) để đạt được quyền kiểm soát doanh nghiệp ở nước ngoài. Hoạt động FDI tạo ra công ty mẹ và công ty con từ đó hình thành ra tập đoàn xuyên quốc gia.
    - Để được gọi là đầu tư trực tiếp nước ngoài, vụ đầu tư phải đủ lớn để nắm quyền kiểm soát công ty ở nước ngoài. Liên hợp quốc xác định rằng để làm được việc đó, công ty mẹ phải sở hữu 10% hoặc hơn số cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết của công ty được đâu tư. Nếu ít hơn thì được gọi là đầu tư gián tiếp.
    II- Các hình thức của FDI
    1. Phân chia theo mục đích đầu tư thì FDI được chia theo 4 loại chính:
    - Đầu tư mới – Greenfield Investment: nhằm xây dựng nhà máy mới hoặc mở rộng nhà máy/ dây chuyền hiện có.
    - Mua lại và sáp nhập – Merger & Acquisition: Công ty đầu tư mua luôn tài sản của doanh nghiệp nước ngoài.
    - Đầu tư theo chiều ngang – Horizontal FDI: Đầu tư trong cùng ngành công nghiệp.
    - Đầu tư theo chiều dọc – Vertical FDI: Đầu tư vào công ty chuyên cung cấp đầu tư vào sản xuất, hoặc chuyên bán đầu ra cho sản phẩm.
    2. Phân chia theo mục tiêu:
    - FDI nhằm tìm kiếm nguồn lực - Resource-seeking: Đầu tư nhằm đạt được dây chuyền sản xuất và các nguồn lực khác như lao động rẻ hoặc tài nguyên thiên nhiên, mà những nguồn lực này không có ở được đi đầu tư. Đây là FDI thường đầu tư vào các nước đang phát triển như tài nguyên dầu mỏ ở Trung Đông hay vàng, kim cương ở Châu Phi, lao động rẻ ở Đông Nam Á.
    - FDI tìm kiếm thị trường Market-seeking: Đầu tư nhằm thâm nhập thị trường mới hoặc duy trì thị trường hiện có.
    - Tìm kiếm hiệu quả - Effficiency-seeking: Đầu tư nhằm tăng cường hiệu quả bằng việc tận dụng lợi thế của tính kinh tế theo quy mô hay phạm vi, hoặc cả hai.
    - Tìm kiếm tài sản chiến lược - Strategic-Asset-Seeking: Đầu tư nhằm ngăn chặn việc bị mất nguồn lực vào tay đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, các công ty sản xuất và khai thác dầu mỏ có thể không cần trữ lượng dầu đó ở thời điểm hiện tại, nhưng vẫn phải tìm cách bảo vệ nó để không rơi vào tay đối thủ cạnh tranh.
    NẾU CÓ THẮC MẮC GÌ VỀ BÀI VIẾT BẠN LIÊN HỆ SỐ 01699421922
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...