Báo Cáo Vấn đề “đóng cửa” và “mở cửa” của một số nước châu á trước sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VẤN ĐỀ “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỬA” CỦA MỘT SỐ
    NƯỚC CHÂU Á TRƯỚC SỰ XÂM NHẬP CỦA CHỦ
    NGHĨA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY (TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN
    NỬA SAU THẾ KỈ XIX)

    THE PROBLEM OF “DOOR-CLOSING” AND “DOOR-OPENING” OF SOME
    ASIAN COUNTRIES BEFORE THE PENETRATION OF WESTERN
    COLONIALISN (FROM THE 16TH CENTURY TO THE SECOND HALF OF
    THE 19TH CENTURY)

    SVTH: ĐỖ BÁ LưU
    Lớp 05ls, Khoa lịch sử, Trường Đại học sư phạm, ĐHĐN
    GVHD: TH.S DưƠNG THỊ TUYẾT
    Khoa lịch sử, Trường Đại học sư phạm, Đại học Đà Nẵng

    TÓM TẮT
    Đề tài cho chúng ta hiểu rõ tình trạng trì tuệ, suy yếu mọi mặt của một số nước châu Á, mà cụ
    thể ở đây là Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản trước khi chủ nghĩa thực dân phương
    Tây xâm nhập. Qua đó cũng giúp chúng ta có một cái nhìn khách quan, toàn diện về sự lựa
    chọn “đóng cửa” hoặc “mở cửa” đất nước của các nước châu Á trước sự xâm nhập của chủ
    nghĩa thực dân phương Tây. Trên cơ sở thực tiễn lịch sử đó góp phần vào hoạch định đường
    lối, chính sách đối ngoại của các nước trong xu thế hội nhập thế giới, khu vực hiện nay, đặc
    biệt là đối với đất nước ta.
    SUMMARY:
    The theme enables us to know clearly of the situation of stagnancy, regression in every aspect
    among some of the Asian countries, particularly Vietnam, China, Thailand, Japan before the
    penetration of Western colonialism. It also helps us have an objective, overall view on the
    option whether “to close the door” or “to open the door” of the countries in Asia before the
    penetration of Western colonialism. On that basis of historical reality much will be countributed
    to the planning of strategies, foreign policies of the countries in the present trend of regional
    and global intergration especially for our country.


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Vào thế kỉ XVI sau những phát kiến mới về địa lí “báo hiệu buổi bình minh của thời
    đại tư bản chủ nghĩa”, nhiều nước phương Tây bắt đầu quá trình xâm nhập vào phương Đông
    tìm kiếm thị trường buôn bán và truyền đạo. Châu Á rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên cho
    nên từ sớm châu lục này đã thu hút sự chú ý của người phương Tây.
    Khi xâm nhập vào các nước châu Á từ những hoạt động buôn bán và truyền đạo, các
    nước thực dân phương Tây chuyển sang chính sách xâm lược. Trước sức ép của chủ nghĩa
    thực dân phương Tây, vì chủ quyền độc lập quốc gia dân tộc xen lẫn quyền lợi giai cấp bị đe
    dọa, giai cấp thống trị các nước châu Á buộc phải đứng trước sự lựa chọn: hoặc “đóng cửa”
    hoặc “mở cửa” đất nước.
    Hiện nay, trong xu thế hội nhập thế giới, khu vực thì vấn đề “mở cửa” là hết sức quan
    trọng, đòi hỏi các nước lựa chọn con đường đúng để phát triển đất nước theo kịp thời đại.
    Riêng Việt Nam đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì vấn đề đó càng
    trở nên bức thiết.
    Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên mà tôi chọn đề tài: “Vấn đề “đóng cửa” và “mở cửa”
    của một số nước châu Á trước sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây (từ thế kỉ XVI
    đến nửa sau thế kỉ XIX)”.
    2. Lịch sử vấn đề
    “Vấn đề “đóng cửa” và “mở cửa” của một số nước châu Á trước sự xâm nhập của chủ
    nghĩa thực dân phương Tây (từ thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX)” là vấn đề quan trọng
    không chỉ đối với các nước châu Á lúc bấy giờ mà còn mang tính thời sự hiện nay. Cụ thể vấn
    đề đó được đề cập trong các tác phẩm:
    - “Lịch sử Trung Quốc” của Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Huy Quý, Nxb giáo dục, 2003.
    - “Ngoại giao giữa Việt Nam và các nước phương Tây dưới triều Nguyễn (1802 -
    1858)” của Trần Nam Tiến, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2004.
    - Cuốn “Lịch sử cận đại Nhật Bản” của Vĩnh Sính, Nxb Văn hóa Tùng Thư, 1990.
    - “Lịch sử vương quốc Thái Lan” của Vũ Dương Minh, Nxb Giáo dục, 1994.
    Ngoài ra còn nhiều tác phẩm khác, các tạp chí lần lượt đề cập đến vấn đề đóng cửa, mở
    cửa. Tuy nhiên các tác phẩm trên còn rất chung chung, sơ lược chưa làm sáng tỏ vấn đề. Vì
    vậy tôi muốn làm sáng tỏ vấn đề một cách khoa học và nghiêm túc đáp ứng yêu cầu người
    học.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
    -Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Vấn đề “đóng cửa” và “mở cửa” của một số nước
    châu Á trước sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây (từ thế kỉ XVI đến nửa sau thế
    kỉ XIX)”.
    - Phạm vi nghiên cứu : Một số nước châu Á, ở đây tôi chỉ tập trung nghiên cứu các
    nước: Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản (từ thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX).
    4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
    4.1. Nguồn tư liệu

    Tư liệu thành văn của các tác giả người Việt, tài liệu dịch của các tác phẩm tác giả
    nước ngoài, các tạp chí, thông tin trên mạng.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu.
    Đề tài tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp: tổng hợp, phân tích đánh giá, nhận xét
    đối chiếu, so sánh khi sử dụng tài liệu.
    5. Đóng góp của đề tài:
    - Giúp người nghiên cứu hiểu rõ thực chất của chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của
    một số nước châu Á khi chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm nhập.
    - Những bài học kinh nghiệm trong xu thế hiện nay
    - Tư liệu tham khảo cho người học tập, nghiên cứu lịch sử.
    6. Cấu trúc đề tài:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài có phần nội dung gồm 2 chương.
    Chương 1: Châu Á trước khi chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm nhập.
    Chương 2: “Đóng cửa” hay “mở cửa”, sự lựa chọn của các quốc gia châu Á trước sự
    xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...