Tiểu Luận Vấn đề đổi mới quan hệ sản xuất dẫn đến phát triển lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hó

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vấn đề đổi mới quan hệ sản xuất dẫn đến phát triển lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở Việt Nam
    Ở nước ta trong cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp trước đây, đã có lúc chúng ta tưởng rằng có thể thiết lập được một quan hệ sản xuất cao hơn, đi trước để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Song kết quả lại diễn ra trái với mong muốn của chúng ta. đó là lực lượng sản xuất không phát triển, tình trạng trì trệ kéo dài, hàng hóa sản xuất rra kém chất lượng, giá thành cao không thể cạnh tranh với hàng ngoại, lại khan hiếm không đủ để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, đời sống nhân dân rất khó khăn.
    Tình hình trên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Song, một trong những nguyên nhân quan trọng là do chúng ta đã áp đặt chủ quan một quan hệ sản xuất không phù hợp với lực lượng sản xuất . Trong điều kiện lực lượng sản xuất còn ở trình độ thấp kém, phổ biến là sản xuất nhỏ nhưng vì muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội, nên chúng ta đã nhấn mạnh quá mức quan hệ sở hữu mà chưa chú ý đúng mức tới quan hệ tổ chức, quản lý và quan hệ phân phối, trao đổi. Từ đó đã dẫn đến việc mở rộng ồ ạt hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể, các thành phần kinh tế khác bị ngăn cấm hoặc
    xóa bỏ để chuyển sang kinh tế quốc doanh và tập thể qua các đợt cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Bên cạnh đó, việc duy trì quá lâu cơ chế hành chính, tập trung, quan liêu, bao cấp và kèm theo nó là sự phân phối bình quân, lợi ích cá nhân chưa được quan tâm đúng mức đã kìm hãm sức sản xuất của xã hội. Các thành phần kinh tế tư nhân, tư bản nhà nước chưa được phát huy tác dụng. Động lực sản xuất bị giảm, người lao động xa lánh tư liệu sản xuất, thờ ơ với các kế hoạch của tập thể và Nhà nước.
    Thực tế phát triển kinh tế ở nước ta gần 40 năm qua đã chứng minh rằng: quan hệ sản xuất kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất không chỉ khi nó trở nên lạc hậu, mà cả khi nó được áp đặt một hình thức đi trước quá xa so với lực lượng sản xuất, một lần nữa quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất lại thể hiện rõ tính tất yếu và tính phổ biến mạnh mẽ của nó bất chấp cả ý muốn chủ quan của con người. Dù mong muốn đẩy mạnh phát triển sản xuất, nhanh chóng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, chúng ta cũng không thể bất chấp quy luật, mà trái lại phải tôn trọng và hành động đúng quy luật khách quan. Đó là một trong những bài học lớn mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã chỉ rõ.
     
Đang tải...