Luận Văn Vấn đề đô thị hóa ở đồng bằng sông cửu long thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Tài: VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HÓA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP



    MỤC LỤC


    PHẦN MỞ ĐẦU .4


    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .4


    2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5


    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .6


    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .6


    5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 6


    PHẦN NỘI DUNG .7


    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ VÀ ĐÔ THỊ HÓA 7


    1.1 Khái niệm đô thị và đô thị hóa 7


    1.1.1 Khái niệm đô thị .7


    1.1.2 Khái niệm đô thị hóa 8


    1.2 Các kiểu đô thị hóa 11


    1.3 Cách phân loại đô thị ở Việt Nam và tác động hai mặt của quá trình


    đô thị hóa .12


    1.3.1. Cách phân loại đô thị ở Việt Nam .12


    1.3.2 Tác động hai mặt của quá trình đô thị hóa .15


    Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HÓA Ở ĐỒNG BẰNG


    SÔNG CỬU LONG .20


    2.1 Tổng quan vùng ĐBSCL .20


    2.2 Quá trình đô thị hóa ở ĐBSCL .21


    2.3.1 Thành tựu .26


    2.3.2 Hạn chế .30


    2.3.3 Nguyên nhân .39


    Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP CHO QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở ĐBSCL42


    3.1 Giải pháp về quy hoạch đô thị 42


    3.2 Giải pháp về môi trường .45


    3.3. Nâng cao ý thức của ngưòi dân ĐBSCL trong quá trình đô thị hóa. 47


    3.4. Giải quyết việc làm của người dân trong quá trình đô thị hóa 48
    3.5. Nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý đô thị của cấp uỷ Đảng, chính


    quyền các cấp trong quá trình đô thị hóa 50


    KẾT LUẬN 52


    TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
    PHẦN MỞ ĐẦU


    LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI


    Theo Quyết định số 1519/QĐ-TTg ngày 20/10/2008 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hàng năm sẽ lấy ngày 8/11 là “Ngày Đô thị Việt Nam”. Sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình đô thị hóa, quy hoạch, đầu tư, phát triển và quản lý đô thị. Ngày đô thị Việt Nam ra đời một lần nữa xác định vai trò quan trọng của hệ thống đô thị trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, tạo thêm cơ hội hòa nhập khu vực và quốc tế.


    Mục tiêu của Ngày đô thị Việt Nam là nhằm: “Hưởng ứng các mục


    tiêu của ngày Đô thị hóa Thế giới; huy động các nhà quy hoạch, phát triển đô thị, các nhà quản lý và cộng đồng tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển đô thị; tôn vinh các tổ chức và cá nhân có thành tích xuẩt sẳc trong công cuộc quy hoạch, xây dựng, quản lỷ và phát triển đô thị. ’’


    Thật vậy, đô thị hóa cùng với quá trình công nghiệp hóa đang từng ngày từng giờ làm đổi thay diện mạo của đất nước ta nói chung và của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì chính nó cũng tồn tại nhiều bất cập và để lại hậu quả nặng nề về mặt xã hội, môi trường sinh thái .Thực chất đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư đô thị, đồng thời đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ phi nông nghiệp, bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại, không gian đô thị ngày càng mở rộng.


    Trong quá trình đô thị hóa, vấn đề di dân từ khu vực nông thôn ra thành thị là một xu thế tất yếu. Sự gia tăng này diễn ra một cách cơ học, thiếu sự kiểm soát, tập trung chủ yếu những thành phố lớn, gây nhiều áp lực lên các dịch vụ đô thị và mạng lưới hạ tầng kỹ thuật, đặt ra nhiều vấn đề nan giải về sự phân hóa giàu nghèo, giải quyết công ăn việc làm, vấn đề nhà ở, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, quản lý xã hội chưa được tốt, vấn đề về giao thông, hệ thống cấp
    thoát nước. Sự gia tăng dân số kéo theo nhu cầu không gian ở ngày càng tăng, đặt ra nhiều thách thức về phát triển đất đô thị.


    ĐBSCL là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiều nhất Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - vùng phát triển nhất Việt Nam. Bên cạnh các nước Đông Nam á (Thái Lan, Singapore, Malaixia, Philippin, Indonesia .) một khu vực kinh tế đang hùng mạnh ở Châu á cũng như trên thế giới, là những thị trường và đối tác đầu tư quan trọng. Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam á và Đông á cũng như Châu úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Vị trí này hết sức quan trọng cho giao lưu quốc tế. ĐBSCL cũng là vùng đất quan trọng đối với Nam Bộ và cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước trong khu vực và thế giới.


    Với vị trí quan trọng của ĐBSCL đối với tiến trình phát triển của đất nước như đã nói trên thì đòi hỏi cần phải có sự quan tâm hơn nữa đến sự phát triển của ĐBSCL mà cụ thể là quá trình đô thị hóa. Và thực tế quá trình đô thị hóa ở ĐBSCL đã đạt được những thảnh tựu to lớn song vẫn còn tồn tại những vấn đề cấp thiết. Do đỏ để tìm hiểu rõ hơn về quá trình đô thị hóa ở ĐBSCL tôi quyết định chọn đề tài “ vấn đề đô thị hóa ở ĐBSCL thực trạng và giải pháp” làm vấn đề nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.


    2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM vụ NGHIÊN cứu


    - Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng đô thị hóa ở ĐBSCL và những giải pháp cho quá trình đô thị hóa ở ĐBSCL trong thời gian sắp tới.


    - Nhiệm vụ nghiên cứu:


    + Đánh giá những mặt đạt được và chưa đạt được trong quá trình đô thị hóa ở ĐBSCL.
    + Những thuận lợi và khó khăn cho quá trình đô thị hóa ở ĐBSCL.


    + Đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn nữa quá trình đô thị hóa ở ĐBSCL trong thời gian tới.


    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN cứu


    - Đối tượng nghiên cứu: là quá trình đô thị hóa


    - Phạm vi nghiên cứu: là trong phạm vi ĐBSCL


    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu


    Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luận vãn là: phương pháp tổng hợp, phương pháp logic và lịch sử, và thu thập số liệu .


    5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN


    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương.


    Chương 1: Cơ sở lí luận về đô thị và đô thị hóa Chưtfng 2: Thực trạng về đô thị hóa ở ĐBSCL Chương 3: Giải pháp cho quá trình đô thị hóa ở ĐBSCL
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...