Luận Văn Vấn đề dạy học và đọc hiểu hài kịch mô-li-e theo chương trình thcs mới qua trích đoạn" ông giuốc-đan

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN: Trang 1,2
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài Trang 3
    2. Lịch sử vấn đề Trang 3
    3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Trang 4
    3.1. Đối tượng nghiên cứu Trang 4
    2.2. Phạm vi nghiên cứu Trang 5
    4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    4.1. Mục đích nghiên cứu Trang 5
    4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trang 5
    5. Phương pháp nghiên cứu Trang 6
    6. Cấu trúc của bài tập Trang 6
    CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
    1. Cơ sở lí thuyết thể loại Trang 8
    1.1. Cách hiểu về kịch Trang 9
    1.2. Cách hiểu về hài kịch Trang 9
    2. Cơ sở phương pháp
    2.1. Phương pháp đọc hiểu Trang 16
    2.2. Phương pháp dạy học Trang 8
    CHƯƠNG II: ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC
    1. Tác giả
    1.1. Thân thế, sự nghiệp Trang 19
    1.2. Con người và phong cách sáng tác Trang 20
    1.3. Thời đại Môlie sống Trang 22
    2. Tác phẩm
    2.1. Xuât xứ, tóm tắt tác phẩm Trang 23
    2.2. Phân tích nội dung văn bản Trang 23,24,25
    CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC
    1. Thiết kế bài giảng Trang 27
    2. Khảo sát kết quả Trang 46
    PHẦN KẾT LUẬN Trang 50,51

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Văn học là nhân học. Học văn chính là học làm người. Mỗi tác phẩm văn học nhằm bồi đắp nhân cách, thắp sáng lên trong lòng người đọc những tình cảm tốt đẹp. Qua những tác phẩm văn học con người biết yêu ghét rõ ràng, biết rung động trước cái thiện cái đẹp. Văn học giúp con người vượt lên cái xấu xa, cái ác, thắp sáng" thiên lương" để sống nhân ái, tốt đẹp hơn.
    Từ lâu bộ môn văn trong nhà trường đã đóng góp một vai trò quan trọng. Để giúp học sinh có cái nhìn toàn diện về văn học thế giới, bên cạnh những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam, chương trình ngữ văn THCS đã đưa vào giới thiệu khá nhiều các tác giả, tác phẩm của nước ngoài với nhiều thể loại văn học(thơ, truyện, tiểu thuyết, kich .) của Trung Quốc, Nga, Anh, Mĩ, Pháp .Chúng ta không thể phủ nhận những giá trị to lớn, sức hấp dẫn mà những tác phẩm này đưa đến. Tuy nhiên, để nhận thức và hiểu biết hết những cái hay, cái đẹp của các tác phẩm không phải đơn giản, đặc biệt là các tác phẩm hài kịch. Nghe đến hài kịch người ra người ta thấy ẩn chứa ở ngay bản thân nó là tiếng cười. Những tiếng cười ấy có ý nghĩa gì không? Cười như thế để làm gì? Hẳn không phải ai cũng dễ dàng hiểu được điều đó, đặc biệt đối tượng đó lại là học sinh THCS.
    Chính vì điều đó mà vịêc tiếp nhận một tác phẩm hài kịch không hề đơn giản. Điều đó đồng nghĩa với việc dạy học, tiếp nhận tác phẩm một cách khó khăn.
    Trong chương trình ngữ văn THCS mới, phần kịch nói chung và kịch nói riêng, chúng ta thấy một tên tuổi với những cống hiến rất to lớn với tư cách là người sáng lập ra hài kịch cổ điển Pháp và đưa nó đến đỉnh cao. Đó là Mô - li - e với trích đoạn "Ông giuốc - đanh mặc lễ phục" trích từ vở kịch "Trưởng giả học làm sang"
    Văn bản này đã được đưa vào trường Phổ thông bậc THCS, nhưng việc đọc hiểu tác phẩm này vẫn còn nhiều vấn đề. Để khẳng định nhận thức trên, chúng tôi đã thực hiện khảo sát ở học sinh khối lớp 8 và các thầy cô giáo tại trường THCS Xuân Thượng huyện Xuân Trường. Trong tổng số 59 em được khảo sát sau khi học bài thơ này thì có 15 em (chiếm tỷ lệ 25,4%) thấy học và thích đọc tác phẩm. Có 32 em không hiểu tác phẩm(chiếm tỷ lệ 54,2%) còn lại không thích và không có ý kiến(8,5%). Theo các em giáo viên dạy tác phẩm này chưa hay, chưa rõ kịch tính, chưa hấp dẫn, cách dạy còn buồn, ít tư liệu tham khảo.
    Về phía giáo viên 2/4 đồng chí khi được hỏi thì cho rằng phương pháp dạy tác phầm kịch khó(chiếm tỉ lệ 50%).
    Từ thực trạng đó, chúng tôi qyuết định lựa chon đề tài này để làm sáng tỏ hơn cách đọc hiểu trích đoạn: "Ông giuốc - đanh mặc lễ phục" giúp giáo viên và học sinh có thể tham khảo thêm khi trên lớp, tạo hứng thú cho học sinh khi học tác phẩm, nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở trương THCS nói chung và văn học nước ngoài nói riêng. Ngoài ra, bản thân tôi cũng vì lòng yêu quý tác giả, với hài kịch tính cách, mỗi nhân vật đều có thói xấu, một thói xấu điển hình, một nét tính cách.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...