Tiểu Luận Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong các công ty hiện nay

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY

    I. QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC:
    1. Khái niệm:
    Quản trị nguồn nhân lực chính là việc duy trì phát triển, điều phối và sử dụng một cách hợp lý có hiệu quả nguồn tài nguyên nhân lực của một tổ chức để hoàn thành các mục tiêu mà tổ chức đó đặt ra, tất cả các nhà quản ở mọi cấp chỉ có thể đạt được mục tiêu do họ đặt ra thông qua những nỗ lực của nhân viên dưới quyền. Vì vậy để thực hiện tốt các mục tiêu đòi hỏi mọi cấp quản trị đều phải làm tốt công tác quản trị tài nguyên nhân lực.
    + Tổ chức: là một nhóm trong đó có nhiều người được tập hợp lại để cùng nhau phối hợp hoạt động, nhằm đạt đến một mục đích chung nào đó mà tất cả cùng quan tâm. Trong thực tế nó có thể là tăng sản xuất cho công ty.
    Trong phạm vi nghiên cứu của chúng ta, khái niệm quản trị ở đây chỉ nhằm vào các tổ chức hợp pháp, tức là các tổ chức mà mục tiêu hoạt động của chúng được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
    Quản trị nhân sự là một lĩnh vực rất phức tạp và khó khăn vì nó liên quan trực tiếp đến con người mà con người thì có tình cảm, có lý trí và suy nghĩ. Quản trị nhân lực không chỉ là một vấn đề khoa học mà còn là nghệ thuật. Nghệ thuật lãnh đạo, chỉ huy nó bao gồm: tâm lý, sinh lý, xã hội học, triết học, đạo đức học .
    Xã hội càng đa dạng phức tạp bao nhiêu thì vai trò nhà quản trị càng quan trọng bấy nhiêu. Nhưng vấn đề mấu chót của công ty vẫn là quản trị tài nguyên nhân lực. Có thể nói rằng: một công ty hay tổ chức nào dù có nguồn nhân lực phong phú, với hệ thống thiết bị hiện đại nhưng không biết cách quản lý nguồn nhân lực thì cũng trở nên vô nghĩa. Chính cung cách quản trị nguồn nhân lực sẽ tạo ra một bộ mặt văn hoá cho tổ chức, tạo ra bầu không khí vui tươi phấn khởi, giảm bớt sự căng thẳng của tổ chức đó. Nó là nhân tố cơ bản đảm bảo cho sự thành công bất cứ hoạt động kinh doanh nào.

    2. Quản trị các lĩnh vực quản trị khác:
    Quản trị nhân lực gắn liền với mọi tổ chức hoạt động bất kể tổ chức đó có bộ phận quản trị nhân lực hay không, có mặt trong tất cả mọi tổ chức, mọi lĩnh vực quản lý.
    a. Các lĩnh vực quản trị:
    - Quản trị nhân lực
    - Quản trị tài chính
    - Quản trị sản xuất
    - Quản trị dự án đầu tư
    - Quyết định Marketing
    b. Quan hệ:
    Quản trị nhân sự là nhiệm vụ của mọi cấp và cấp nào cũng có nhân viên dưới quyền do đó phải quản lý, tức là phải: hoạch định, tổ chức điều khiển, lãnh đạo, kiểm tra.
    II. KHÁI NIỆM VÀ MỤC ĐÍCH ĐÀO TẠO:
    1. Khái niệm:
    Đào tạo là quá trình cho phép con người tiếp tục các kiến thức, học các kỹ năng mới và thay đổi quan điểm hay hành vi và nâng cao khả năng thực hiện công việc của cá nhân.
    Đào tạo liên quan việc tiếp thu các kiến thức kỹ năng đặt biệt nhằm thực hiện những công việc cụ thể.
    Theo Correl Al cho rằng có 2 loại hình đào tạo:
    + Đào tạo chung: loại hình này được áp dụng để nhân viên có được kỹ năng có thể sử dụng ở mọi nơi. Ví dụ: có thể nâng cao khả năng tính toán, khả năng đọc viết .
    + Đào tạo chuyên: loại hình này được áp dụng giúp cho nhân viên có được các thong tin và kỹ năng chuyên biệt, áp dụng cho công việc của mình tại nơi làm việc.
    Như vậy cũng cần phân biệt rằng đào tạo và phát triển tuy chúng cùng điểm tương đồng về phương pháp thực hiện, được sử dụng nhằm tác động lên quá trình học tập để nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành . nhưng đào tạo có hướng vào hiện tại, chú trọng các công việc hiện thời của cá nhân giúp cho các cá nhân, có ngay các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt các công việc hiện tại còn phát triển nhân viên chú trọng lên các công việc tương lai trong tổ chức doanh nghiệp.
    2. Mục đích của đào tạo:
    Trực tiếp giúp nhân viên thực hiện công việc được tốt hơn, đặt biệt khi nhân viên thực hiện công việc không đáp ứng được tiêu chuẩn mẫu hoặc khi nhân viên nhận công việc mới.
    Cập nhật các kỹ năng, kiến thức cho nhân viên giúp họ có thể áp dụng thành công tác thay đổi công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong doanh nghiệp.
    Đào tạo để tránh tình trạng quản lý lỗi thời, các nhà quản trị cần áp dụng các phương pháp quản lý sao cho phù hợp với các thay đổi về quy trình công nghệ mới, môi trường kinh doanh mới.
    Giải quyết các vấn đề tổ chức đào tạo và phát triển giúp các nhà quản trị giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân, đề ra chính sách quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp có hiệu quả.
    Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới: nhân viên mới thường gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong những ngày đầu làm việc trong một tổ chức, doanh nghiệp. Các chương trình định hướng công việc đến với nhân viên mới sẽ giúp họ mau chóng thích ứng với môi trường làm việc mới của doanh nghiệp.
    Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận đào tạo và phát triển để thay thế cho các cán bộ quản lý chuyên môn khi cần thiết.
    Thoả mãn nhu cầu phát triển ch ocác nhân viên được trang bị những kỹ năng chuyên môn. Khi cần thiết sẽ kích thích nhân viên thực hiện công việc tổ hơn, muốn được trao cho những nhiệm vụ có tính thách thức cao hơn nhiều so với cơ hội thăng tiến.
    Nâng cao khả năng cán bộ công nhân viên của công ty để có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ hiện tại cũng như tương lai.
    Nâng cao hoạt động của công ty thể hiện ở việc nâng cao lợi nhuận, thị phần, doanh thu và phát triển đổi mới.
    Nâng cao khả năng thích nghi của công ty với môi trường, thể hiện bằng công việc các cán bộ công nhân viên trong công ty sẵn sàng đối mặt với vấn đề của tổ chức và bàn cách đưa ra các giải pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề này.
    Tăng cường sự hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong công ty, hình thành môi trường làm việc với sự hợp tác và tôn trọng lẫn nhau, giữa các thành viên trong công ty. Mọi người cùng thấy rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, chiến lược của công ty.
    3. Phân loại hình thức đào tạo:
    a. Theo định hướng nội dung đào tạo: có hai hình thức:
    * Đào tạo định hướng công việc:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...