Tiểu Luận Vấn đề đạo đức và văn hóa nghề nghiệp của luật sư Việt Nam - thực trạng và phương hướng hoàn thiện

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vấn đề đạo đức và văn hóa nghề nghiệp của luật sư Việt Nam - thực trạng và phương hướng hoàn thiện


    I. Vấn đề đạo đức và văn hóa nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam.

    1. Vấn đề đạo đức của Luật sư Việt Nam:

    Đạo đức là hình thái đặc biệt về nhận thức của con người về các phạm trù như: chính - tà, thiện - ác, tốt - xấu, phải - trái, cao thượng - hèn hạ trong ứng xử của mình và là một trong những phương thức chủ yếu để điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội với sự trợ giúp của hệ thống các quy phạm - chuẩn mực.

    Đạo đức nghề nghiệp của Luật sư bao gồm những quy định chung về đạo đức của bản thân Luật sư trong các mối quan hệ với khách hàng, cơ quan nhà nước, và đồng nghiệp của Luật sư.

    Dù làm bất cứ nghề nghiệp gì, ai trong số những con người trong xã hội cũng nên giữ cho mình cái tâm trong sáng, gìn giữ phẩm hạnh của mình, đó chính là đạo đức. Cùng với quy định về Nhận thức được sự cần thiết phải chuẩn hóa về mặt đạo đức của Luật sư, ngày 5 tháng 8 năm 2002 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 356/2002/QĐ-BTP cho ra đời bản Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư, được thông qua ngày 29 tháng 5 năm 2004 tại Hội Nghị đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội. Là luật sư cần phải tuân theo những quy tắc về đạo đức nghề nghiệp của người Luật sư:
    - Mỗi Luật sư phải ý thức được sứ mệnh của mình, biết giữ gìn phẩm giá và danh dự nghề nghiệp. Tạo niềm tin và sự kính trọng trước tiên từ khách hàng, từ đó tôn vinh nghề Luật sư.

    - Trước khi là một Luật sư thì chính bản thân con người đó phải rèn luyện cho bản thân đức tính độc lập, trung thực, khách quan, nhiệt tình trong công việc. Không ngại khó, ngại khổ, không dồn trách nhiệm cho đồng nghiệp, cho người khác.
    - Là người thừa hành pháp luật, am tường các quy định của pháp luật, Luật sư phải là người tuân thủ pháp luật, không được trực tiếp hoặc gián tiếp làm bất cứ việc gì gây ảnh hưởng bất lợi hoặc có khả năng làm ảnh hưởng bất lợi đến tính độc lập, liêm chính và uy tín của Luật sư. Luật sư không được tư vấn hoặc giúp đỡ khách hàng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc gian trá. Và Luật sư phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật nhà nước về những việc mình làm. Thông thường Luật sư phải từ chối hoặc rút lui khỏi một vụ việc nếu khách hàng yêu cầu Luật sư làm một việc phạm pháp hoặc vi phạm quy tắc đạo đức.
    - Luật sư khi bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hành phải sử dụng các biện pháp hợp pháp, có căn cứ có đạo đức để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Công việc Luật sư trợ giúp cho khách hàng phải hoàn toàn vì lợi ích của khách hàng và không bị ràng buộc bởi những thỏa hiệp ảnh hưởng đến lòng trung thành của Luật sư với khách hàng.

    - Để tạo vị thế của Luật sư với xã hội và nềm tin của khách hàng, Luật sư phải có nghĩa vụ tôn trọng sự lựa chọn luật sư của khách hàng, nếu không được khách hàng đồng ý, không được tự giao việc mình đã nhận cho người khác làm thay. Luật sư chỉ nhận những vụ việc theo khả năng của mình và thực hiện vụ việc theo phạm vi yêu cầu của khách hàng. Luật sư không được nhận việc nếu có xung đột hoặc có nguy cơ xung đột về quyền lợi với khách hàng khác.

    - Trong quan hệ với khách hàng, Luật sư không nên để áp lực tài chính ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Luật sư và khách hàng của mình. Nên tách bạch hai vấn đề thì việc Luật sư cung cấp cho khách hàng những lời khuyên mới vô tư và trong sáng.
    - Để thể hiện là Luật sư có trách nhiệm với khách hàng, khi giải quyết vụ việc của khách hàng phải thể hiện tinh thần khẩn trương, và phải thông báo tiến trình giải quyết công việc để khách hàng có quyết định kịp thời.

    - Một nguyên tắc cơ bản trong quan hệ Luật sư với khách hàng là Luật sư phải giữ bí mật thông tin liên quan đến việc đại diện cho khách hàng, Luật sư rất cần sự trung thực của khách hàng, bên cạnh đó khách hàng cũng cần Luật sư biết giữ bí mật cho mình. Đây là nghĩa vụ của Luật sư, điều này rất cần thiết, nếu muốn ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến yêu cầu Luật sư bảo vệ mình.

    - Đạo đức của mỗi Luật sư thể hiện nhiều trong mối quan hệ giữa Luật sư với những đồng nghiệp của mình. Đây là mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các Luật sư nhằm nâng cao hoạt động nghiệp vụ và phục vụ khách hàng được tốt hơn. Từ những lý do đó, rất cần sự đoàn kết giữa các Luật sư. Vì vậy, Luật sư không được làm mất uy tín của nhau bằng việc tự đề cao mình và phải thận trọng trong việc phê phán hoặc chỉ trích Luật sư khác. Quan hệ đồng nghiệp là lĩnh vực được điều chỉnh bởi quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Luật sư và nó thể hiện được tính tự quản trong hoạt động nghề nghiệp của Luật sư.

    - Nghề luật sư là một nghề đặc thù đòi hỏi người hành nghề phải có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm và những hiểu biết xã hội. Luật sư phải tự ý thức được việc học hỏi kinh nghiệm và trau dồi kiến thức là điều cần thiết. Phải dùng những hiểu biết của mình để tư vấn và phục vụ khách hàng. Có như vậy thì đội ngũ Luật sư mới được xã hội đánh giá cao. Khi chúng ta có nhiều đoàn luật sư có nhiều luật sư kinh nghiệm và uy tín, hẳn nhiên sẽ được xã hội nhìn nhận và tôn trọng.
    - Luật sư là người hoạt động khoa học pháp lý ở vị trí người hướng dẫn pháp luật và đạo lý cho người khác, luôn luôn lấy việc bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội làm mục tiêu cao quý.
    - Cùng với vai trò là người hướng dẫn pháp luật, vai trò của Luật sư cũng không thể thiếu trong hoạt động phản biện. Sức mạnh của Luật sư là những lý luận mang tính phản biện. Hoạt động của luật sư cần bảo đảm sao cho tính chất phản biện của mình có khoảng cách rõ nét không để lẫn lộn với ngụy biện. Đó cũng là nền tảng của đạo đức nghề nghiệp luật sư.

    Cùng với những quy định về nghĩa vụ của Luật sư được quy định tại điều 9 của Luật Luật sư 2006, bản Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư đã tạo ra những chuẩn mực quy định rõ điều Luật sư được làm và điều Luật sư không được làm.

    2. Vấn đề văn hóa nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam:
    - Nghề Luật sư là nghề cao quý, để duy trì và khẳng định điều này, mỗi con người trong nghề Luật sư cần phải phát huy lối sống có văn hóa, thể hiện trong cách cư xử đúng mực hàng ngày, cũng như thể hiện nét văn hóa trong nghề nghiệp của Luật sư. Để luôn tạo được sự tin cậy và sự tôn trọng của xã hội đối với Luật sư và nghề Luật sư.
    Kiến thức của Luật sư không những chỉ giúp cho Luật sư trong quá trình hành nghề của mình, kiến thức còn giúp Luật sư thể hiện mình là người hiểu biết về xã hội, là người có trình độ hoặc kỹ năng nhất định. Là Luật sư, nên
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...