Luận Văn Vấn đề đạo đức cách mạng của người cán bộ lãnh đạo quản lý ở Vĩnh Phúc trong điều kiện kinh tế thị t

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vấn đề đạo đức cách mạng củangười cán bộ lãnh đạo quản lý ở Vĩnh Phúc trong điều kiện kinh tế thị trườnghiện nay

    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đạo Đức là một hình thái ý thức xã hội, nó được bắt nguồn từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội. Đạo Đức có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc.
    Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã, đang diễn ra sâu sắc và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, tiến đến mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh". Từ đó đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp có đức, có tài, vừa hồng vừa chuyên, ngang tầm, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng.
    Bác Hồ đã dạy: "Cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém ". Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng, không có đạo đức cách mạng thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Đạo đức là nền tảng là gốc của mọi cán bộ, đảng viên. Có đạo đức cách mạng, có lối sống giản dị trong sạch, lành mạnh, cán bộ đảng viên sẽ có uy tín, có điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
    Tuy nhiên, đứng trước sự thay đổi to lớn của nền kinh tế thị trường một bộ phận cán bộ, đảng viên đã thoái hoá biến chất, làm suy giảm lòng tin của quần chúng nhân dân với Đảng, với chế độ.
    Tại Đại hội lần thứ VII, Đảng ta đã nhận định: "Sự suy thoái về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên rất nghiêm trọng".
    Đại hội lần thứ VIII đánh giá sự sa sút về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống diễn ra nghiêm trọng hơn: "Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, sa đoạ về đạo đức lối sống" và "Điều đáng lo ngại không ít cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, tha hoá về phẩm chất đạo đức".
    Đảng ta đã đưa ra nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng tiêu cực nêu trên. Song đến nay tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên vẫn còn rất nghiêm trọng.
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng ta đã nhận định: "Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, giáo điều, bảo thủ, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức còn diễn ra nghiêm trọng" [17, tr.80-81], Đại hội Đảng lần thứ X nhấn mạnh: "Đấu tranh phòng chống tham nhũng lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội" [20, tr.286-287].
    Trước tình hình đó, việc nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ, lãnh đạo quản lý là việc cần thiết và cấp bách. Tình hình đạo đức cán bộ lãnh đạo quản lý ở tỉnh Vĩnh Phúc cũng không nằm ngoài cái chung đó. Vì thế, để góp phần nhỏ bé vào việc giải quyết vấn đề này tôi lựa chọn đề tài: "Vấn đề đạo đức cách mạng của người cán bộ lãnh đạo quản lý ở Vĩnh Phúc trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay".
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Vấn đề đạo đức đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng đặc biệt quan tâm trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nhiều bài viết, bài nói của Người đã trở thành những công trình nghiên cứu về đạo đức cách mạng như:
    - "Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng", Nxb Sự thật, Hà Nội 1976
    - "Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cách mạng", Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1986.
    - "Hồ Chí Minh về đạo đức", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.
    Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh đã được một số tác giả nghiên cứu trên cơ sở học tập đạo đức, phong cách làm việc của Người, đề xuất các giải pháp xây dựng đạo đức mới:
    - "Học tập đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh", Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2004.
    - "Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1998 - Thang Văn Phúc chủ biên.
    - Giáo trình: "Đạo đức học Mác - Lênin" GS, TS Nguyễn Ngọc Long và PGS.TS Nguyễn Thế Kiệt (Chủ biên) - Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Viện triết học - Nxb Lý luận chính trị Hà Nội 2004.
    - "Kết hợp chặt chẽ giáo dục lý luận với xây dựng đạo đức mới của người cán bộ, lãnh đạo quản lý", GS.TS Nguyễn Ngọc Long, tạp chí lý luận chính trị, số 4-2001.
    Một số tác giả có các bài viết về mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức đồng thời khẳng định các giá trị đạo đức luôn chịu tác động hai mặt từ môi trường kinh tế. Qua đó các tác giả cũng đã chỉ ra sự phức tạp của các vấn đề đạo đức xã hội; đạo đức mới vừa phải đấu tranh với các hệ thống đạo đức khác, vừa phải đấu tranh tự đổi mới trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.
    - "Quan hệ kinh tế và đạo đức trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay". Nguyễn Thế Kiệt, Tạp chí Triết học, tháng 6/1996.
    - "Sự tác động hai mặt của cơ chế thị trường đối với đạo đức người cán bộ quản lý". Nguyễn Tĩnh Gia, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, tháng 2/1997.
    - "Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay", Nguyễn Chí Mỳ (Chủ biên) Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
     
Đang tải...