Báo Cáo Vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta - thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta - thực trạng và giải pháp
    Nước Việt Nam là một quốc gia bao gồm nhiều dân tộc, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, hun đúc, tạo nên truyền thống đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, xây dựng một nền văn hoá đa dân tộc trong một quốc gia. Đó là nền văn hiến Việt Nam.
    Bài này giới thiệu một số vấn đề về thực trạng và những giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay.

    TRẠNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC Ở NƯỚC TA

    1. Một số khái niệm về thuật ngữ dân tộc
    Trên thế giới hiện nay người ta thường dùng các thuật ngữ:
    Dân tộc bản địa (Thổ dân, Dân bản xứ), Dân tộc thiểu số bản địa, bộ lạc, bộ tộc, sắc tộc, tộc người, dân tộc thiểu số, dân tộc ít người . Sự tồn tịa nhiều thuật ngữ đó, do những nguyên nhân gắn liền với sự phát triển của các dân tộc trên thế giới và sự xáo trộn của mỗi nước qua các thời kỳ biến thiên lịch sử; như nước Mỹ, trước kia là nơi sinh sống của các bộ lạc người Anh Điêng, bị người Châu Âu xân nhập vào thế kỷ XV, XVI, đến ngày 14/7/1776, 13 bang thuộc địa của Anh đã thống nhất lại thành hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Do đó ở nước Mỹ, người da trắng chiếm hơn 80%, còn các nhóm người khác đã sinh sống ở đây từ trước, họ gọi là dân bản địa (thổ dân, dân bản xứ); Bộ tộc là thuật ngữ, chỉ sự phân biệt màu da hoặc sắc thái văn hoá hoặc để chỉ dân tộc thiểu số nói chung; Dân tộc ít người hoặc cộng đồng người này, cộng đồng người kia là ám chỉ người có nguồn gốc từ nhiều nước đến nhưng số lượng ít hơn so với dân tộc chủ thể của nước đó; dân tộc thiểu số là thuật ngữ mà Trung Quốc sử dụng trong mối quan hệ giữa dân tộc thiểu số và người Hán. Những khái niệm trên không đơn giản chỉ là học thuật mà là vấn đề có nội dung chính trị của nó.
    Ở nước ta dùng thuật ngữ dân tộc đa số và các dân tộc thiểu số. Dân tộc Việt Nam hoặc cộng đồng các dân tộc Việt Nam được dùng để chỉ tất cả các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt nguồn gốc. Khái niệm này đồng nghĩa với quốc gia đa dân tộc hay còn gọi là quốc gia - dân tộc. Thuật ngữ dân tộc ở nước ta đã được sử dụng ngay từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).
    Chúng ta không thừa nhận có dân bản xứ, thổ dân, vì tất cả các dân tộc của nước ta đều là những cư dân, là chủ nhân của đất nước Việt Nam, cũng không công nhận có bộ tộc, bộ lạc hoặc tộc người.
    Hiện nay chúng ta đang sử dụng thuật ngữ dân tộc đa số và dân tộc thiểu số, vậy nên hiểu thống nhất là:
    - Dân tộc đa số là dân tộc có số người đông nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tức là dân tộc Kinh (Việt), dùng thuật ngữ này là nói trên phạm vi cả nước chứ không là nói trên địa bàn vùng hoặc địa phương nào đó.
    - Dân tộc thiểu số, thuật ngữ này không đồng nghĩa với dân tộc chậm phát triển, càng không phải là dân tộc lạc hậu, khái niệm đó là chỉ những dân tộc có số người ít hơn so với dân tộc đa số. Trong đó kể cả dân tộc Hoa, còn người Hoa không có quốc tịch Việt Nam là Hoa Kiều.



    Thực trạng tình hình dân tộc của nước ta hiện nay là tốt đẹp hơn bao giờ hết, các dân tộc đang cùng đồng bào cả nước phát triển tiến bộ vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, đồng thời nhà nước ta đang huy động mọi nguồn lực làm cho miền núi và vùng dân tộc phát triển nhanh hơn, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mọi mặt giữa vùng đồng bào dân tộc với các vùng khác. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng: dân tộc là vấn đề chiến lược lớn, là vấn đề rất dễ nhạy cảm. Hơn nữa, tính chất quan trọng của nó không phải chỉ là nhất thời mà còn là vấn đề chiến lược lâu dài.
    Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, là sức mạnh và điều kiện đảm bảo an ninh và phát triển bền vững của một nước có nhiều dân tộc như nước ta.
    1 Theo Quyết định của Uỷ ban Dân tộc và miền núi công nhận 3 khu vực miền núi và vùng dân tộc năm 1996.
    [1] Trích QĐ 135/1998/QĐ-TTG ngày 31/7/1998 về chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miềnnúi và vùng sâu vùng xa.
     
Đang tải...