Tiểu Luận Vấn đề dân tộc , dân chủ ở Việt Nam thời kì 1930 - 1945

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    LỜI MỞ ĐẦU


    Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 không chỉ là một kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam vào những năm 20 của thế kỷ XX. Đảng ra đời đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, nó được ví như ngọn đèn soi sáng đưa con thuyền cách mạng cập bến bờ vinh quang mà còn thể hiện sự trung thành với những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
    Nó được thể hiện tập trung trong chủ trương về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ giai đoạn 1930-1945. Đây được xem là một trong số những nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành công của cách mạng tháng Tám 1945, đánh tan xiềng xích nô lệ, đưa nhân dân Việt Nam vào kỷ nguyên mới.

    I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ DÂN CHỦ

    1. Khái niệm dân tộc và dân chủ

     Dân tộc: là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành một trong những nội dung của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng và giữ nước.
    Dân chủ: là nhu cầu khách quan của con người, với tư cách là quyền lực nhân dân,dân chủ là sự phản ánh những giá trị nhân văn, là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân chống lại áp bức, bóc lột, bất công.

    2. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề dân chủ
    Theo chủ nghĩa Mác- Lê Nin thì dân tộc và dân chủ là hai phạm trù lịch sử có mối quan hệ mật thiết với nhau. Song, đó là những phạm trù chỉ các mối quan hệ xã hội khác nhau, có vai trò lịch sử khác nhau, không thể thay thế được nhau. Tháng 7/1920 khi Nguyễn Ái Quốc đọc được bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê Nin đăng trên báo Nhân Đạo của Đảng Xã Hội Pháp. Người cảm thấy vô cùng phấn khởi, tin tưởng và muốn nói to như đang đứng trước quần chúng đông đảo “ Hỡi đồng bào bị đày đọa đau khổ ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước. Người khẳng định “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Từ đây, Người hoàn toàn tin theo Lê Nin và dứt khoát đứng về Quốc Tế thứ III.
    Có thể nói rằng, kể từ khi bắt gặp ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, Nguyễn Ái Quốc đã hình thành tư tưởng về vấn đề dân tộc và dân chủ. Ngoài việc kế thừa những tư tưởng vốn có của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, Người đã có sự phát triển và sáng tạo về mối quan hệ của hai vấn đề này, Bởi tiền đề ra đời của chủ nghĩa Mác- Lê Nin là do bối cảnh chung của Châu Âu giữa thế kỷ XIX. Chính sự phát triển của CNTB đã gây ra bao đau khổ cho công nhân và nhân dân lao động, nhiều phong trào đấu tranh nổ ra nhưng cuối cùng đều thất bại. Trong điều kiện như vậy, chủ nghĩa Mác- Lê Nin ra đời. Với nhận thức tiến bộ, giai cấp vô sản được vũ trang bằng lý luận cách mạng là giai cấp đảm đương sứ mệnh lịch sử giải phóng loài người khỏi áp bức, bóc lột. Tuy nhiên, như Mác đã nói “Không có một phương pháp nào đúng cho mọi cuộc cách mạng ”. Vả lại, chủ nghĩa Mác ra đời trong bối cảnh sự biến đổi tình hình chính trị- xã hội ở Châu Âu, muốn áp dụng vào Việt Nam tất phải có sự biến đổi linh hoạt, sáng tạo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...