Tiến Sĩ Vấn đề công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang

    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 5
    1.1. Những công trình nghiên cứu về kinh tế thị trường định hướng xã hội
    chủ nghĩa ở Việt Nam . 5
    1.2. Những công trình nghiên cứu về công bằng xã hội 8
    1.3. Những công trình nghiên cứu về thực hiện công bằng xã hội trong điều
    kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 15
    1.4. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu liên quan và định hướng
    nghiên cứu của đề tài 21
    Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
    TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ
    HỘI CHỦ NGHĨA . 24
    2.1. Nhận diện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và công
    bằng xã hội 24
    2.2. Tính quy luật về việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh
    tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa . 44
    2.3. Kinh nghiệm thực hiện công bằng xã hội trong một số mô hình kinh tế
    thị trường trên thế giới . 62
    Chương 3: THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ
    THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM -
    THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA . 71
    3.1. Thực trạng thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị
    trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 71
    3.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều
    kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 98Chương 4: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CÔNG
    BẰNG XÃ HỘI TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
    HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY . 115
    4.1. Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
    chủ nghĩa . 115
    4.2. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước
    trong thực hiện công bằng xã hội 115
    4.3. Đổi mới, hoàn thiện các chính sách kinh tế, chính sách xã hội theo
    hướng giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích . 127
    4.4. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu quả công tác phòng,
    chống tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn xã hội 140
    KẾT LUẬN 148
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 150
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN


    CBXH
    CNCS
    CNH, HĐH
    CNTB
    CNXH
    KTTT
    NXB
    TTKT
    Tr
    XHCN
    Công bằng xã hội
    Chủ nghĩa cộng sản
    Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    Chủ nghĩa tư bản
    Chủ nghĩa xã hội
    Kinh tế thị trường
    Nhà xuất bản
    Tăng trưởng kinh tế
    Trang
    Xã hội chủ nghĩa 1
    MỞ ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Công bằng xã hội (CBXH) là một hiện tượng, một quá trình xã hội, vận
    hành cùng với sự phát triển của lịch sử nhân loại. CBXH phản ánh mục tiêu,
    khát vọng và là thước đo những thành tựu của con người trong quá trình đấu
    tranh, xây dựng, cải tạo và phát triển xã hội.
    Trong mỗi thời kỳ lịch sử, với những chế độ xã hội khác nhau, vấn đề
    CBXH được nhận thức và thực hiện khác nhau, do vậy, bên cạnh những giá
    trị chung nhất định, khó có một quan niệm thống nhất về CBXH, nhất là trong
    bối cảnh thế giới diễn biến đa dạng và phức tạp, với nhiều lợi ích và khuynh
    hướng chính trị khác biệt, thậm chí đối lập nhau như hiện nay. Có thể nói,
    CBXH là một vấn đề không mới, nó được đặt ra khi con người biết liên kết để
    gây dựng nên xã hội loài người cho đến ngày nay, song đây lại là vấn đề luôn
    có tính thời sự, cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển. Hiện nay,
    cùng với mục tiêu phát triển kinh tế, hành trình của nhân loại vẫn là hành
    trình tìm kiếm, tạo dựng những giá trị CBXH, vì một thế giới hòa bình và
    thịnh vượng, vì mỗi cá nhân với những lợi ích chính đáng cần được thừa nhận
    và bảo vệ.
    Ở nước ta, CBXH là một trong năm thành tố của mục tiêu chung mà
    chúng ta phấn đấu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH)“Dân
    giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đại hội XI (2011) của Đảng
    đã khẳng định: “Thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an
    sinh xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển” [32, tr.227].
    Trong những năm đổi mới vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế, vấn đề
    CBXH luôn được đặt ra, giải quyết và đạt được những thành tựu quan trọng
    góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ vững ổn
    định chính trị, xã hội; các cơ hội phát triển được mở rộng cho đông đảo nhân
    dân; lợi ích tăng trưởng ngày càng lớn và được phân phối trên quy mô 2
    rộng Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường (KTTT), bên
    cạnh mặt tích cực, còn không ít tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng tới CBXH:
    sự phân hóa giàu, nghèo quá mức giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng;
    tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, tình trạng bất công trong phân bổ tư
    liệu sản xuất, phân bổ giá trị, bất công trong việc tạo cơ hội học tập, việc làm
    cho người lao động gia tăng, trở thành những vấn đề bức xúc, tác động tiêu
    cực đến tính chất xã hội chủ nghĩa (XHCN) của sự phát triển, đe dọa đến sự
    ổn định về chính trị - xã hội.
    Trong điều kiện KTTT định hướng XHCN, thực hiện CBXH luôn là
    bài toán khó khăn đặt ra đối với quá trình phát triển, bởi lẽ để biến mục
    tiêu đó thành hiện thực thì phải có hàng loạt những điều kiện khách quan
    và chủ quan cần thiết, phải giải quyết nhiều quan hệ đa dạng và phức tạp
    trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội - đặc biệt là quan hệ thường không
    dễ điều hòa giữa tăng trưởng kinh tế (TTKT) và CBXH, giữa quy luật cạnh
    tranh thị trường cùng những hệ quả tiêu cực của nó với mục tiêu xây dựng
    xã hội lành mạnh, tiến bộ. Trong cơ chế thị trường, các vòng quay lợi
    nhuận luôn tạo sự bất công, do đó khó có thể xác lập CBXH toàn diện.
    Thực tế cho thấy, muốn thúc đẩy TTKT, trong nhiều trường hợp, chúng ta
    phải chấp nhận bất CBXH, nhưng tính chất và giới hạn của bất CBXH là gì
    và đến đâu v.v , là những vấn đề rất mới. Ngay những nước phát triển, đã
    trải qua một quá trình lịch sử lâu dài với bao sự bất công xã hội thì mới có
    thể giải quyết CBXH ở những mức độ nhất định và còn nhiều khó khăn,
    thử thách . Trong những thập kỷ gần đây, nhiều nước trên thế giới đã và
    đang phải xem xét, điều chỉnh lại mô hình phát triển, kể cả những mô hình
    đã có một thời được xem là ưu việt nổi trội như mô hình Bắc Âu với nhà
    nước phúc lợi, mô hình châu Âu đại lục với thị trường xã hội. Xét theo nội
    hàm, vấn đề kinh tế cũng nằm trong lĩnh vực xã hội, nhưng không phải lúc
    nào giải quyết TTKT cũng đồng nghĩa với việc giải quyết vấn đề CBXH. 3
    Vì vậy, hiểu như thế nào về CBXH trong nền KTTT định hướng XHCN;
    làm thế nào để đảm bảo gắn kết giữa phát triển kinh tế và CBXH trong từng
    bước và cả quá trình phát triển; vai trò của Nhà nước trong việc quản lý, điều
    tiết nền KTTT nhằm thực hiện CBXH v.v , là những vấn đề quan trọng, cấp
    bách cần được nhận thức và giải quyết hiện nay ở nước ta.
    Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Vấn đề công bằng xã hội
    trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
    hiện nay” làm Luận án tiến sĩ Triết học.
    2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN
    2.1. Mục đích của luận án
    Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về CBXH
    trong điều kiện KTTT định hướng XHCN, luận án phân tích thực trạng và
    giải pháp nhằm thực hiện tốt CBXH trong điều kiện KTTT định hướng
    XHCN ở Việt Nam hiện nay.
    2.2. Nhiệm vụ của luận án
    - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về KTTT định hướng XHCN và CBXH.
    - Khái quát những vấn đề có tính qui luật về thực hiện CBXH trong điều
    kiện KTTT định hướng XHCN.
    - Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt đối với việc thực hiện CBXH
    trong điều kiện KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay.
    - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt CBXH trong điều
    kiện KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay.
    3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Luận án nghiên cứu những vấn đề có tính qui luật và thực trạng việc thực
    hiện CBXH trong điều kiện KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Luận án nghiên cứu vấn đề CBXH trong điều kiện KTTT định hướng
    XHCN ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, tập trung từ Đại hội VIII (1996) đến nay. 4
    4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    4.1. Cơ sở lý luận
    Luận án vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
    và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về CBXH và CBXH trong điều
    kiện KTTT định hướng XHCN;
    Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong,
    ngoài nước có liên quan.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Vận dụng tổng hợp những nguyên tắc, phương pháp luận của chủ nghĩa duy
    vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp hệ thống, lôgic, lịch
    sử, phân tích, tổng hợp và so sánh, v.v. để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra.
    5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
    - Góp phần làm rõ tính quy luật của việc thực hiện CBXH trong điều
    kiện KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.
    - Khái quát kinh nghiệm thực hiện CBXH trong một số mô hình KTTT
    trên thế giới.
    - Phân tích thực trạng, những vấn đề đặt ra và đề xuất những giải pháp
    chủ yếu nhằm thực hiện CBXH trong điều kiện KTTT định hướng XHCN ở
    Việt Nam hiện nay.
    6. Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN
    6.1. Ý nghĩa lý luận
    Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng
    dạy, học tập trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
    6.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Luận án làm cơ sở cho công tác quản lý xã hội, xây dựng và thực hiện
    các chính sách nhằm đảm bảo CBXH trong điều kiện KTTT định hướng
    XHCN ở nước ta hiện nay.
    7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án gồm 4
    chương, 13 tiết.
     
Đang tải...