Thạc Sĩ Vấn đề con người trong triết học Friedrich Nietzsche

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC TRIẾT HỌC


    MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài

    Kể từ khi bước vào lịch sử đến nay, cùng với việc đi sâu tìm hiểu thế giới xung quanh, con người đã không ngừng tìm hiểu về chính bản thân mình. Biết bao nhiêu câu hỏi xung quanh vấn đề con người được đặt ra, và cũng đã có không biết bao nhiêu cách trả lời về những câu hỏi ấy. Qua nhiều thời đại, với những chế độ xã hội kế tiếp nhau trong lịch sử, vấn đề con người không hề trở nên cũ trong nhận thức của nhân loại.
    Là một hình thái ý thức xã hội, triết học bao giờ cũng trở lại với con người và coi con người như một đối tượng trung tâm của mình. Dù là duy vật hay duy tâm, dù có tuyên bố hay không tuyên bố là “triết học của con người, vì con người”, thì mọi trào lưu triết học từ cổ đại đến hiện đại, từ phương Tây sang phương Đông đều đi vào lý giải một cách trực tiếp hay gián tiếp những vấn đề chung nhất của con người.
    Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, những biến đổi mạnh mẽ của khoa học và xã hội đã thúc đẩy sự phát triển của các tư tưởng triết học. Vấn đề thân phận con người, sự tồn tại của con người càng trở thành vấn đề nóng bỏng trong triết học. Friedrich Nietzsche – một trong những triết gia dám tạo điểm nhấn, dám đưa ra những quan điểm trái chiều với quan điểm truyền thống trong xem xét và đánh giá con người. Friedrich Nietzsche, nhà tư tưởng Đức, người gây chấn động bằng tuyên bố “Chúa đã chết”. Và con người muốn hiện hữu với tư cách là chủ thể của chính mình, không tha hóa với chính mình, thì phải biết cởi bỏ những giá trị ảo quanh mình. Những tư tưởng về con người và những chủ đích mà con người cần vươn tới của Friedrich Nietzsche trở thành tiền đề quan trọng của chủ nghĩa hiện sinh, trong đó con người hiện hữu với tư cách là một nhân vị. Cùng chủ nghĩa hiện sinh, Friedrich Nietzsche đã tạo ra một phong cách sống mới, một cách nhìn mới về vấn đề con người.
    Vấn đề con người là một vấn đề triết học có ý nghĩa đặc biệt, do vậy, việc nhìn nhận, đánh giá vai trò và vị trí của con người luôn là một vấn đề cấp thiết trong mọi thời đại. Những năm gần đây, thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, quan niệm coi con người là trung tâm trở thành cách nhìn, cách nghĩ có sức hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà lý luận và các nhà chính trị  xã hội. Chúng ta, mỗi cá nhân đang sống và cống hiến, nhận thức rõ việc phát huy năng lực của chính bản thân đồng nghĩa với việc phát huy nguồn nhân lực cho đất nước, lấy con người làm trung tâm trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một việc làm đặc biệt có ý nghĩa và hết sức cấp thiết. Tìm hiểu, khai thác tư tưởng, quan niệm về con người của Friedrich Nietzsche để nhìn nhận rõ hơn, thiết thực hơn vấn đề con người, đồng thời chọn lọc những yếu tố tích cực, góp phần hữu ích vào việc phát huy mạnh mẽ hơn tiềm năng sức lực, trí lực của con người trong thời đại mới.
    Với ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài “Vấn đề con người trong triết học Friedrich Nietzsche” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học ngành triết học của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Giới học thuật phương Tây đã rất quan tâm nghiên cứu triết học Friedrich Nietzsche, tiêu biểu có: Martin Heidegger, Felicien Challaye, Charter Andler, Karl Jasper, Và Nguyễn Đình Thi là người mở đầu cho nghiên cứu về Friedrich Nietzsche ở Việt Nam vào năm 1942 [39].
    Trước năm 1975, triết học Nietzsche được quan tâm đặc biệt ở Miền Nam Việt Nam. Các học giả miền Nam Việt Nam muốn thông qua triết học Nietzsche để tìm tiếng nói tương đồng cho thân phận con người, cho sự khốn cùng của trí tuệ trong xã hội hiện đại. Nổi bật có Lê Thành Trị với “Hiện tượng luận hiện sinh” [43]; Phạm Công Thiện với “Ý nghĩa trong Văn nghệ và Triết học” [40], “Im lặng hố thẳm” [41], “Ý thức bùng vỡ” [42]; Trần Thái Đỉnh với “Triết học hiện sinh” [12]; Thế Phong với “F. Nietzsche và chủ nghĩa đi lên con người” [35]. Bên cạnh đó việc dịch sang tiếng Việt những cuốn sách viết về Nietzsche và các tác phẩm kinh điển của Nietzsche đã góp phần đưa Nietzsche lại gần với những người quan tâm đến Triết học của ông, điển hình như: Felicien Challaye với “Nietzsche - cuộc đời và triết lý” [4], F. Nietzsche “Tôi là ai” [30] và “Buổi hoàng hôn của những thần tượng hay làm cách nào triết lý với cây búa” [31]
    Ở miền Bắc trước năm 1975, do tập trung vào việc đấu tranh thống nhất đất nước nên triết học Nietzsche chỉ được nhắc đến trong một bài viết khi cần minh họa cho các tư tưởng của phương Tây.
    Sau năm 1975, đặc biệt sau năm 1986, chúng ta đã có cái nhìn mới về triết học phương Tây hiện đại. Tên tuổi của Nietzsche đã được nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu thừa nhận, trích dẫn, thậm chí còn được xem là cảm hứng sáng tác. Nhiều công trình nghiên cứu gần đây ở Việt Nam cũng như nước ngoài về triết học phương Tây hiện đại liên quan đến Nietzsche đã được xuất bản, như: “Triết học phương Tây hiện đại” (4 tập) của Lưu Phóng Đồng [13 16]; M. Heidegger với “Tác phẩm triết học” [17]; Diêu Trị Hoa với “Edmund Husserl” [18] và Hàn Lâm Hợp với “Max Weber” [20]. Lời giới thiệu về triết học Nietzsche của Quang Chiến trong “Zarathustra đã nói như thế” [32]; “Mười nhà tư tưởng lớn thế giới” [34] của Vương Đức Phong và Ngô Hiếu Minh; “Phridrich Nitsơ” [2] của Lưu Căn Báo; “Câu chuyện triết học” [23] của Bryan Mage; “Nhập môn triết học phương Tây” [36] của S. E. Stumpt và D. C. Abel; “Lịch sử triết học và các luận đề” của S. E. Stumpt [37];“Hành trình cùng triết học” của T. Honderich [19].
    Ở Việt Nam sau năm 1990, việc nghiên cứu và giới thiệu Nietzsche hướng vào hai bộ phận hợp nhất tạo thành tư tưởng Nietzsche là văn học và triết học, có các công trình như: Trần Mai Nhi với “Những trường hợp giữa F. Nietzsche và văn học” [28]; “Nhân vị - một thành tố trung tâm của chủ nghĩa hiện sinh” [29]; Bùi Đăng Duy và Nguyễn Tiến Dũng với “Lược khảo triết học phương Tây hiện đại” [10]; Nguyễn Tiến Dũng với “Lịch sử Triết học phương Tây” [9], “Chủ nghĩa hiện sinh: lịch sử và sự hiện diện ở Việt Nam” [8]; “Triết học Nítsơ và cuốn sách viết về triết học Nítsơ đầu tiên ở Việt Nam” [7]; Trần Thiện Đạo với “Chủ nghĩa hiện sinh và thuyết cấu trúc” [11]; Nexmeyanov E.E với “Triết học hỏi và đáp” [24]; Hoàng Đức Bình với “F. Nietzsche: con người và tác phẩm Zarathustra đã nói như thế” [3]; Hà Lê Dũng với “Sự ảnh hưởng của triết học F. Nietzsche đối với chủ nghĩa hiện sinh vô thần” [6]
    Trong các công trình nghiên cứu trên, một số đi vào nhìn nhận và đánh giá tổng quát về cuộc đời và tư tưởng của Nietzsche, một số thì tập trung đi sâu phân tích một khía cạnh về con người và lập trường triết học của Nietzsche. Có thể khẳng định, cho đến nay, ở Việt Nam chưa có công trình nào trùng với tên của đề tài.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Sau khi hoàn thành, luận văn phải đạt được mục đích là:
    + Làm rõ quan điểm của Nietzsche về con người.
    + Chỉ rõ những luận điểm có thể kế thừa và những tư tưởng cần phê phán.
    Nhiệm vụ nghiên cứu:
    + Khái quát vài nét về Nietzsche và những nhân tố tác động đến sự hình thành quan điểm về con người của ông.
    + Phân tích những quan điểm của Nietzsche về con người và đưa ra đánh giá, nhận xét.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    + Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề con người trong triết học Nietzsche.
    + Phạm vi nghiên cứu: Những quan điểm về con người trong hệ thống triết học Nietzsche.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng và phát triển con người trong thời đại mới.
    Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp của phép biện chứng duy vật với quan điểm: lịch sử, cụ thể, toàn diện và phát triển.
    Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp: phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, đối chiếu và so sánh,
    6. Đóng góp của luận văn
    Nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ góp một phần nhỏ vào việc làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, tìm hiểu triết học phương Tây hiện đại ở bậc đại học và sau đại học.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm hai nội dung chính là 2 chương, 6 tiết.
    Chương 1: Sự hình thành tư tưởng về con người trong triết học Friedrich Nietzsche
    Chương 2: Nội dung cơ bản trong tư tưởng về con người của Friedrich Nietzsche


    MỤC LỤC

    Trang phụ bìa i
    Lời cam đoan ii
    Lời cảm ơn iii
    MỤC LỤC iv
    MỞ ĐẦU v

    CHƯƠNG 1. SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC FRIEDRICH NIETZSCHE ix
    1.1. Bối cảnh thời đại ix
    1.2. Friedrich Nietzsche và quá trình hình thành tư tưởng về con người xii
    1.2.1. Sơ lược tiểu sử Friedrich Nietzsche xii
    1.2.2. Sơ lược tư tưởng và tác phẩm của Friedrich Nietzsche xvii
    1.3. Tiền đề tư tưởng xxii
    1.3.1. Sụp đổ niềm tin và khi “Thượng đế đã chết” xxii
    1.3.2. Tư tưởng nhân sinh cổ đại Hy Lạp – một ngọn nguồn của quan niệm về con người trong triết học Friedrich Nietzsche xxv
    1.3.3. Triết học Schopenhauer – sự khích lệ quan niệm con người theo ý chí xxviii
    1.3.4. Richard Wagner – một gợi ý sâu thẳm về tâm linh xxxv
    CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG VỀ CON NGƯỜI CỦA FRIEDRICH NIETZSCHE xl
    2.1. Quan điểm của Friedrich Nietzsche về con người xl
    2.1.1. Con người, sự kết hợp tạo nên một nghịch lý về đạo đức: đạo đức ông chủ và đạo đức người nô lệ xl
    2.1.2. Những hoạt động sinh động trên mặt đất xlii
    2.1.3. Khát vọng vươn lên – ý chí quyền lực nội tại của con người xlv
    2.1.4. Sống là khẳng định xlviii
    2.2. Siêu nhân – một quan niệm mới về hướng đi lên của con người lv
    2.3. Một vài nhận xét về vấn đề con người trong triết học Friedrich Nietzsche lxi
    KẾT LUẬN lxx
    TÀI LIỆU THAM KHẢO lxxii
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...