Tài liệu Vấn đề con người & nguồn lực con người trong quá trình xây dựng nền kinh tế mới

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài : Vấn đề con người & nguồn lực con người trong quá trình xây dựng nền kinh tế mới


    A. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

    Hiện nay nước ta đang trong thời kì quá độ lên CNXH, đây là một thời kì tất yếu trong quá trình tiến lên CNXH của các nước XHCN nói chung trong đó có Việt Nam. Nhìn chung thời kì quá độ ở các nước XHCN đều đi từ CNTB lên CNXH còn ở Việt Nam và một số ít các nước khác thời kì quá độ lại là quá độ tiến thẳng lên CNXH và bỏ qua chế độ TBCN. Chính vì vậy cơ sở vật chất kỹ thuật của ta còn rất yếu kém. Do đó toàn Đảng toàn dân ta trong những năm qua đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với những hoàn cảnh riêng của nước mình cũng như nhận ra được những bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu ta đã kịp thời có những chuyển đổi trong định hướng và hoạt động. Từ Đại hội VI của Đảng ( 1986) ta đã có những thay đổi kịp thời về việc chuyển đổi nền kinh tế. Phát huy tinh thần của đại hội VI đến đại hội VII, VIII, IX ta tiếp tục xây dựng nền kinh tế mới – kinh tế thị trường có sự quản lí, điều tiết của nhà nước theo định hướng XHCN.
    Quá trình đổi mới đó nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Vì vậy, con người chính là mục tiêu cho sự đổi mới đó và cũng là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Con người có tác động rất lớn đối với sự phát triển của đất nước. Mỗi chính sách kinh tế – xã hội đều nhằm phục vụ lợi ích của con người. Đã không ít sách, không ít bài báo bàn về vấn đề con người trên các phương diện khác nhau. Đề tài về con người có thể nói là không phải mới song những vấn đề khai thác về đề tài này trên các lĩnh vực qua từng giai đoạn luôn luôn là mới mẻ. Bởi lẽ cùng với thời gian con người ngày càng phát huy được vai trò của mình với tư cách là người chủ xã hội.
    Nghiên cứu về con người có rất nhiều mặt, nhiều vấn đề và do sự phát triển không ngừng của con người thì mỗi vấn đề luôn luôn là sự mới mẻ và quan trọng, cần thiết đối với sự phát triển của kinh tế – xã hội của nước ta. Trong giới hạn bài viết này, xin được nghiên cứu con người và nguồn lực con người trên các phương diện :
    + Truyền thống con người Việt Nam hiện nay
    + Nhân cách con người Việt Nam hiện nay
    + Nguồn lực con người.
    Trên cơ sở nghiên cứu con người trên những mặt này ta thấy được vai trò to lớn đối với công cuộc xây dựng đổi mới nền kinh tế đất nước theo hướng mới




    B NỘI DUNG CHÍNH

    I. Cơ sở của việc nghiên cứu :
    1. Cơ sở lý luận ( Triết học Mác – Lênin )
    a, Bản chất con người :
    Cùng với thời gian, với lịch sử phát triển của nhân loại đã có rất nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề con người. Đứng trên các lập trường khác nhau người ta có những quan điểm khác nhau về vấn đề này.
    -Phần lớn các tôn giáo đều cho rằng con người do thần thánh, thượng đế sinh ra, cuộc sống của họ do đấng tối cao sắp đặt, an bài. Con người là sự kết hợp giữa linh hồn và thể xác. Thể xác có thể mất đi nhưng linh hồn còn lại mãi mãi. Người ta phải chăm lo phần linh hồn của mình vì cho rằng linh hồn là phần cao quý của con người còn thể xác là phần thấp hèn.
    -Các trào lưu triết học duy tâm trong đó đặc biệt là duy tâm khách quan tuy không trực tiết giải thích nguồn gốc bản chất của con người từ trời, thần thánh sinh ra nhưng các giải thích cũng không kém phần bí hiểm. Theo Hêghen, ý niệm tuyệt đối tự tha hóa thành tự nhiên, thành con người.
    - Đến quan niệm duy vật trước Mac mà tiêu biểu là Phoiơbắc ông đã tiến được một bước đáng kể về nhận thức con người. Ông khẳng định rằng ý thức cũng như tư duy của con người chỉ là sản phẩm của khí quan vật chất nhục thể, tức là bộ óc, rằng vật chất không phải là sản phẩm của tinh thần mà chính tinh thần là sản phẩm tối cao của vật chất. Song khi xem xét con người, ông lại tách con người ra khỏi cái mối quan hệ nhất định của họ, không đặt họ trong những điều kiện sinh hoạt nhất định của họ những điều kiện làm cho họ trở thành những con người đúng như đang tồn tại. Ông chỉ coi con người là “đối tượng cảm tính” mà không phải là “ hoạt động cảm tính” tức là chỉ coi con người là một sinh vật thuần tuý.
    - Kế thừa những quan điểm trước đó và khi phê phán quan điểm của Phoiơbắc, Mác đã khái quát bản chất con người qua một câu nói nổi tiếng “ Phoiơbắc hoà tan bản chất tôn giáo vào bản chất con người. Nhưng bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội ”. Mác đã đưa ra một quan niệm hoàn chỉnh về khái niệm con người, bản chất con người ông chỉ rõ hai mặt của con người là mặt sinh học và mặt xã hội. Nói cách khác con người là một sinh vật xã hội.
    a1. Bản chất sinh học của con người :
    Mác đã xem xét con nhười với tư cách là những cá nhân sống. Mác viết “ Vì vậy điều cụ thể đầu tiên cần phải xác định là tổ chức cơ thể của những cá nhân ấy và mối quan hệ mà tổ chức cơ thể ấy tạo ra giữa họ với phần còn lại của giới tự nhiên ”. Trước hết Mác thừa nhận con người là một động vật cao cấp nhất. Cũng như mọi động vật khác con người là một bộ phận của tự nhiên nên con người chịu sự chi phối của các quy luật khách quan trong đó có cả những quy luật sinh học ( đồng hoá - dị hóa ; biến dị - di truyền ; tương quan giữa cơ thể và môi trường .). Và cùng với các điều kiện khách quan đã tạo nên nhu cầu sinh học của con người như ăn, ngủ, giao tiếp, nhận thức, duy trì nòi giống để duy trì sự tồn tại của con người. Để thực hiện được những nhu cầu đó thì cũng như bao loài vật khác con người cũng phải đấu tranh. Những nhu cầu đó của con người đòi hỏi phải được đáp ứng tạo nên lợi ích cho con người từ đó định ra mục đích và hướng dẫn hoạt động của con người. Tuy nhiên Mác không thừa nhận quan điểm cho rằng : cái duy nhất tạo nên bản chất con người là đặc tính sinh học là bản năng sinh vật của con người. Con người có đầy đủ các đặc trưng của sinh vật tuy nhiên cũng lại có nhiều điểm phân biết với các sinh vật khác. Trước Mác cũng đã có nhiều nhà tư tưởng lớn đã có những tiêu chí khác nhau phân biệt giữa con người với các động vật khác như : con người khác con vật ở chỗ con người biết sử dụng công cụ lao động ( Phrankim) Arixtốt đã gọi con người là “ một động vật có tính xã hội ”,Pascal thì nhấn mạnh đặc điểm của con người và sức mạnh của con người là ở chỗ con người biết suy nghĩ. Các nhận định đó đều đúng khi nêu lên một khía cạnh nào đó của con người tuy nhiên lại phiến diện vì không nói kên được nguồn gốc của những đặc điểm ấy và mối quan hệ giữa chúng với nhau. Mác và Ăngghen đã phân tích vai trò của lao động sản xuất ở con người “ Bản thân con người bắt đầu bằng sự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình - đó là môt bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định ”. Bên cạnh đó việc đáp ứng nhu cầu sinh học của con người diễn ra trong môi trường xã hội và diễn ra theo phương thức người ( các QHXH đã quy định việc lựa chọn trong tổng thể các nhu cầu đó để đáp ứng ), phương thức đáp ứng nhu cầu sinh học của con người đã mang tính chất xã hội. Như vậy tuy là một bộ phận của tự nhiên nhưng trong mối quan hệ với tự nhiên con người hoàn toàn khác con vật. Mác nói “ con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên ”. Như vậy chính đi từ nhu cầu con người đã có những hoạt động để tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên. Và ta cũng thấy được rằng bản chất sinh học sẽ là nền tảng điều kiện tiền đề cho việc thực hiện bản chất xã hội của con người.
     
Đang tải...