Báo Cáo Vấn đề cổ phần hóa tại Công ty cổ phần X20

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:

    Đổi mới doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận trong tổng thể công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hai mục tiêu trực tiếp nổi bật của đổi mới doanh nghiệp nhà nước là nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn và đảm bảo cho doanh nghiệp nhà nước góp phần cùng kinh tế nhà nước nói chung làm tốt hơn "vai trò chủ đạo” trong nền kinh tế.

    Trong chương trình “đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước”cổ phần hoá là nội dung quan trọng nhất. Nhìn chung các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đều nâng cao được hiệu quả sản xuất, kinh doanh với các mức độ khác nhau. Thực tiễn đã khẳng định, về cơ bản cổ phần hóa là một hướng đổi mới doanh nghiệp đúng đắn phù hợp với tiến trình đổi mới kinh tế nói chung. Những kết quả đã đạt được trong tiến trình cổ phần hoá là động lực quan trọng để Chính phủ đẩy mạnh nội dung này. Tuy nhiên vẫn còn không ít tồn tại, cản trở. Kể từ khi công cuộc cổ phần hóa được khởi động cho đến nay, trừ giai đoạn đầu tiến hành thí điểm, tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp còn chậm, chưa đạt yêu cầu. Có nhiều nguyên nhân để giải thích song một trong những nguyên nhân đáng chú ý là nhiều doanh nghiệp không muốn chuyển sang cổ phần hóa bởi chưa có được môi trường thật sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Nhiều vấn đề hậu cổ phần hoá khác cũng tạo nên tâm lí lo ngại trong lãnh đạo doanh nghiệp khi phải đương đầu với nhiều khó khăn phía trước.
    Tại hội nghị về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2006-2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: "Nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp trong 5 năm tới trọng tâm là cổ phần hóa. Mục tiêu đến năm 2010, chúng ta sẽ cơ bản cổ phần hóa xong doanh nghiệp nhà nước". Có thể nói rằng, đây là một trong những nhiệm vụ rất khó khăn trong những năm sắp tới. Bởi vì như thực tiễn nhiều năm qua đã cho thấy, không chỉ khối lượng công việc phải tiến hành rất lớn, mà còn có thể phải đối mặt với không ít trở lực. Tuy nhiên, với quyết tâm cao và kinh nghiệm đã tích lũy được, hoàn toàn có cơ sở để hoàn thành mục tiêu này, dĩ nhiên là còn cần phải có những đổi mới mạnh mẽ trong phương thức tiến hành cổ phần hóa cũng như trong cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước.
    Cổ phần hoá là chủ trương quan trọng, là đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, là con đường để các doanh nghiệp vững vàng phát triển trên con đường hội nhập, góp phần đưa hình ảnh đất nước ra thế giới. Do đó, đòi hỏi thiết thực trong giai đoạn hiện nay là phải nhanh chóng tìm hiểu nghiên cứu những khó khăn, bất cập của các doanh nghiệp trước và sau cổ phần hoá nhằm đề ra các giải pháp tích cực khắc phục những vấn đề còn tồn tại cả từ góc độ doanh nghiệp lẫn các cơ quan Nhà nước. Trong đó ưu tiên giải quyết các vấn đề hậu cổ phần hóa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đã chuyển đổi sang hình thức cổ phần, đồng thời củng cố động lực cổ phần hoá cho các doanh nghiệp đang và sẽ tiến hành chuyển đổi.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    Quá trình nghiên cứu để hoàn thành chuyên đề thực tập người viết đã được tiếp cận nhiều thông tin liên quan đến chương trình “sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước” cũng như thực tiển hoạt động của các doanh nghiệp. Với nhận thức và tư duy cùng những kiến thức đã được trang bị trên ghế nhà trường người viết mong muốn nắm được lý thuyết cũng như thực tiễn về cổ phần hoá DNNN, nắm bắt các vấn đề liên quan đến cổ phần hoá tại Việt Nam cả từ phía cơ chế chính sách của nhà nước và cả từ DNCP. Đặc biệt nắm bắt sâu sắc các vấn đề hậu cổ phần hoá qua đó tổng quan toàn cảnh “bức tranh” cổ phần hoá DNNN. Sau quá trình đó người viết muốn tóm tắt những kiến thức đã cập nhật thông qua những luận điểm của cá nhân rồi vận dụng vào thực tế đơn vị thực tập (Công ty cổ phần X20) để có những so sánh đánh giá một cách chính xác nhất về hoạt động của doanh nghiệp sau khi cổ phần, những khó khăn vướng mắc mà doanh nghiệp đang đối mặt; các vấn đề hậu cổ phần hoá doanh nghiệp gặp phải. Với tất cả những điều đó, người viết đề ra một số giải pháp tháo gỡ những bất cập ở X20.
    3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu:
    Cổ phần hoá là một chủ đề nghiên cứu đã làm tiêu tốn rất nhiều công sức của các nhà kinh tế trong và ngoài nước. Nhiều công trình nghiên cứu đã ra đời, đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, tất cả những công trình cũng như những bài viết về cổ phần hoá đều không bao quát hết các vấn đề, các góc độ của cổ phần hoá. Mỗi một công trình đều có cách tiếp cận khác nhau, đưa ra những quan điểm, luận điểm khác nhau; thực trạng cổ phần hoá cũng được nhìn dưới nhiều góc độ. Điều đó cho thấy, cổ phần hoá là chủ đề rất rộng đòi hỏi những người muồn tìm hiểu, nghiên cứu sâu sắc về nó phải đầu tư nhiều công sức.
    Trong phạm vi nghiên cứu của một chuyên đề thực tập, vì kiến thức có hạn, thời gian cũng hạn chế nên bài viết chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng các vấn đề hậu cổ phần hoá và phương hướng xử lý. Xem xét cụ thể các nội dung tại công ty cổ phần X20, một công ty mới thực hiện thành công cổ phần hóa. Bên cạnh đó, tác giả chú trọng tìm hiểu tất cả các thông tin về công ty nhằm tìm ra những điểm đặc thù để tránh những nhận định chủ quan, không phù hợp. Đặc biệt, trong phần đề xuất các giải pháp xử lí nếu không nắm được những đặc điểm riêng của công ty sẽ rất dễ sai lấm.
    Với phạm vi nghiên cứu như vậy, chuyên đề được bố cục như sau:
    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chuyên đề gồm 3 chương.
    Chương I: Sự cần thiết phải giải quyết các vấn đề sau cổ phần của Công ty 20
    Chương I trình bày khá đầy đủ những thông tin về công ty cổ phần X20, thực trạng các vấn đề hậu cổ phần hoá và sự cần thiết phải giải quyết những vấn đề đó. Đây là những thực trạng chung và tác giả xem như là những quan điểm lí luận để vận dụng ở các chương sau.
    ChươngII: Những vấn đề X20 phải đối mặt sau cổ phần hoá và thực trạng giải quyết
    Chương này vận dụng những nội dung mang tính lí luận ở trên vào thực tế đơn vị thực tập, xem xét thực trạng các vấn đề công ty gặp phải.
    Chương III: Một số biện pháp giải quyết các vấn đề hậu cổ phần hoá tại công ty X20
    Chương này trình bày những biện pháp xử lí các vấn đề sau cổ phần hoá do tác giả đề xuất sau quá trình nghiên cứu lí luận và cả trong thực tiễn.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:
    Các dữ liệu trong chuyên đề được thu thập trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tài liệu, báo cáo của công ty. Một số tài liệu phục vụ quá trình phát triển của công ty, chỉ lưu hành nội bộ do các phòng ban quản lý. Những tài liệu này phải trực tiếp gặp gỡ cán bộ của các phòng ban để thu thập. Một số khác được thu thập qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, internet, các tạp chí chuyên ngành và các báo cáo của công ty trong những năm gần đây. Tài liệu thu thập được rất đa dạng, phong phú nên sau bước thu thập tài liệu tác giả phải tiến hành chọn lọc, trích dẫn những tài liệu, dữ liệu phù hợp nội dung chuyên đề.
    4.2 Phương pháp tổng hợp:
    Tất cả những tài liệu có được từ phương pháp thu thập dữ liệu, chọn lọc dữ liệu cần thiết ở trên, tác giả tiến hành tổng hợp số liệu theo từng mục, từng phần trong chuyên đề.
    4.3 Phương pháp phân tích dữ liệu:
    Phương pháp lịch sử: Vận dụng phương pháp này tác giả nghiên cứu những tài liệu của các công ty để tìm hiểu tình hình chung, tìm hiểu những vấn đề đang tồn tại ở các công ty, phân tích điều kiện hoàn cảnh của công ty, tìm hiểu những khó khăn và bất cập tồn tại ở các công ty này và những điểm đặc biệt trong cách giải quyết của họ.
    Phân tích chính sách của Đảng, Nhà nước ta về cổ phần hoá, các chính sách, các văn bản pháp quy có ảnh hưởng tới Công ty sau cổ phần hoá.
    Phương pháp so sánh: theo thời gian, theo chỉ tiêu
    Phương pháp đồ thị và biểu đồ: bằng hình ảnh, tính chất của đồ thị để phân tích mối
    quan hệ, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích.
    Phương pháp chuyên gia cùng với việc phân tích các dữ liệu thu thập được, em còn tham khảo ý kiến của các chuyên gia để đưa ra các nhận định, rút ra kết luận có tính chính xác hơn.
    (63 trang)
     
Đang tải...