Luận Văn Vấn đề chủ sở hữu và người đại diện - Một số gợi ý về chính sách cho Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vấn đề chủ sở hữu và người đại diện - Một số gợi ý về chính sách cho Việt Nam

    Tóm tắt. Vấn đề chủ sở hữu và người đại diện (Principal agent problem) là một vấn đề quan trọng liên quan đến một số khó khăn nảy sinh do tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành. Vấn đề này đã được các học giả nước ngoài quan tâm từ lâu, nhưng nó mới được chú ý hơn ở Việt Nam hiện nay. Bài viết này đã làm rõ vấn đề chủ sở hữu và người đại diện trong các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở Việt Nam có đặc điểm khác biệt với các doanh nghiệp ngoài nhà nước như hội đồng quản trị (HĐQT) và người đại diện của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về mặt bản chất không phải là chủ sở hữu thật sự của DNNN, họ là người đại diện (được thuê) của chủ sở hữu để thực hiện một số quyền của chủ sở hữu và có nhiều đại diện chủ sở hữu. Do đó có thể nảy sinh vấn đề người đại diện hành động tư lợi cho bản thân, có thể thông đồng với giám đốc, nhà quản trị nhằm rút ruột nhà nước, thu lợi riêng Giải pháp nhằm hạn chế những khó khăn nảy sinh trong mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người đại diện là chúng ta cần đẩy mạnh công tác cổ phần hóa DNNN, tinh giản đầu mối và tăng cường giám sát đại diện chủ sở hữu, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng.

    1. Một số khái niệm


    Trong khoa học chính trị và kinh tế, vấn đề chủ sở hữu và người đại diện hay nghịch lý đại diện đề cập đến những khó khăn nảy sinh trong điều kiện thông tin không hoàn hảo và không cân xứng khi chủ sở hữu thuê người đại diện để thực hiện lợi ích của mình, nhưng người đại diện có thể không hành động vì lợi ích của chủ
    sở hữu mà vì bản thân họ (tư lợi)(1).
    Vậy ai là chủ sở hữu? Chủ sở hữu (principals) là chủ của các nguồn lực. Còn thế nào là người đại diện (Agent) hay quản lý? Người đại diện là người được ủy quyền (được





    thuê) của chủ sở hữu nguồn lực và được chủ sở hữu nguồn lực trao một số quyền quản lý nhất định đối với nguồn lực của người chủ sở hữu nhằm phục vụ lợi ích của chủ sở hữu.
    Ví dụ: Trong các doanh nghiệp, các giám đốc, quản lý và người làm công là người được ủy quyền theo luật định (được thuê-Agents) để tối đa hóa lợi nhuận từ doanh nghiệp cho người chủ sở hữu, và các cổ đông (Principals). Còn trong các cơ sở dịch vụ như bệnh viện, trường học, văn phòng tư vấn thì bác sỹ, y tá, chuyên gia tâm lý, giáo viên, luật sư, cố vấn tài chính, các chuyên gia cung cấp dịch vụ (Agents) liên quan đến việc khám chữa bệnh, giáo dục, tư vấn có nghĩa vụ sử dụng các kiến thức và kỹ năng chuyên môn để đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của người bệnh, của sinh viên hoặc khách hàng (principals) mà họ đã giao phó bản






    thân họ (và một số nguồn lực của họ) cho các chuyên gia để đổi lấy những dịch vụ chuyên môn được thực hiện cho họ.
    Trong chính phủ và các cơ quan quyền lực của nhà nước, các chính khách, quan chức chính phủ, quan tòa hay những người được cử tri, hay nhân dân trao quyền cho họ để đưa ra các quyết định chính sách công, điều hành đất nước nhằm phục vụ lợi ích của cử tri hay công dân nước họ.
    Trong các tổ chức phi lợi nhuận, người được ủy thác, nhà quản lý, người làm công, được giao quyền sử dụng quyền kiểm soát tổ chức và nguồn lực của họ để tăng đặc quyền hoặc thực hiện sứ mệnh mà tổ chức đó theo đuổi.




    2. Mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người đại diện


    Do có sự tách biệt giữa chủ sở hữu và người đại diện hay tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành, nên về mặt lý thuyết và thực tế đã xuất hiện vấn đề khi một người hoạt động vì lợi ích của người khác, thì về bản chất người đại diện công ty luôn có xu hướng tư lợi cho họ hơn là hành động vì người chủ sở hữu và các cổ đông.
    Nguyên nhân của hiện tượng trên là do có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành đã tạo ra thông tin không cân xứng (asymestric information), người điều hành (đại diện) có ưu thế hơn chủ sở hữu về thông tin, nên dễ dàng hành động tư lợi, hơn nữa việc giám sát các hành động của người đại diện cũng rất tốn kém, khó khăn, phức tạp nên đối với người đại diện hành động theo nhiệm vụ được giao là vì lợi ích của những người khác thì họ sẽ cần đến động lực phù hợp như được hưởng kết hợp một số lợi ích như vật chất, tinh thần hoặc bị bắt buộc thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ được uỷ thác. Thông thường với nhiều quyền tự chủ, nhiều động lực từ vật chất và tinh thần thì người đại diện hay được ủy quyền sẽ làm việc hiệu quả và đầy đủ hơn nhiệm vụ mà người chủ sở hữu giao cho, còn việc trừng phạt có tính cưỡng bức thì hiệu quả sẽ thấp hơn. Do vậy doanh nghiệp cần phải xây dựng theo cách

    mà người đại diện hăng say, cần cù làm việc theo hướng lợi ích của chủ sở hữu của họ và lợi ích của họ là gắn liền với nhau trong dài hạn.




    3. Một số giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề, khó khăn trong quan hệ giữa chủ sở hữu và người đại diện
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...