Thạc Sĩ Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay​
    Information
    MS: LVVH-LLVH005
    SỐ TRANG: 166
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NGÀNH: VĂN HỌC
    CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
    NĂM: 2007




    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài:

    Sáng tác văn học có hai kiểu chính là hiện thực và lãng mạn. Bêlinxki từng đề
    nghị hai kiểu sáng tác này là kiểu sáng tác tái hiện và kiểu sáng tác tái tạo. Kiểu sáng
    tác tái tạo thiên về bộc lộ những yếu tố chủ quan hơn là phản ánh thế giới khách
    quan, bày tỏ lý tưởng hơn là mô tả thực tại. Kiểu sáng tác tái hiện lại quan tâm trước
    hết đến mảnh đất thực tại và luôn tôn trọng sự thực khách quan, mô tả cuộc sống
    như nó vốn có hơn là cần có. Cả hai kiểu sáng tác ấy đều có vẻ đẹp riêng và không ít
    khi cùng hiện diện trong từng tác phẩm cụ thể.
    Tuy nhiên, khi đến với văn chương, con người mong muốn làm giàu cho
    mình bằng một thế giới của những ước mơ, mộng tưởng, nhưng vẫn không thôi tìm
    kiếm ở đó bóng dáng của thế giới hiện tồn. Hơn nữa, những ước mơ, hoài bão dù
    bay cao, bay xa đến đâu, vẫn thoát thai từ mảnh đất hiện thực; những niềm vui, nỗi
    buồn của thế giới tâm hồn dù phức tạp đến đâu cũng bắt nguồn và được giải thích
    bằng hiện thực. Chính vì vậy, chất lượng phản ánh cuộc sống, giá trị hiện thực của
    tác phẩm vẫn luôn là những vấn đề được đặc biệt quan tâm. Người ta có thể tìm thấy
    điều này nhiều nhất ở chủ nghĩa hiện thực, một trào lưu, một phương pháp sáng tác
    ra đời vào nửa đầu thế kỷ XIX, được xem là phát huy cao độ nhất kiểu sáng tác tái
    hiện. Nếu xem kiểu sáng tác tái hiện là một dòng sông, giá trị hiện thực là chất phù
    sa của dòng sông ấy, thì chủ nghĩa hiện thực chính là khúc sông chảy xiết và chuyên
    chở nhiều phù sa nhất.
    Trong tiến trình văn học, chủ nghĩa hiện thực là một trào lưu, một phương
    pháp sáng tác quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong tư duy nghệ thuật của
    con người. Phát huy những điểm mạnh, đồng thời khắc phục những hạn chế của các
    trào lưu, phương pháp xuất hiện trước đó, chủ nghĩa hiện thực đã kết tinh được
    truyền thống văn học và tinh thần thời đại. Trong giai đoạn cực thịnh của mình, chủ
    nghĩa hiện thực đã đóng góp cho kho tàng văn học thế giới biết bao tác phẩm, với
    4
    không ít những kiệt tác, thể hiện chân thực và sâu sắc thế giới khách quan cũng như
    tâm hồn con người. Cuối thế kỷ XIX, mặc dù có chiều hướng suy thoái thành chủ
    nghĩa tự nhiên và bị lấn át bởi một số trào lưu văn học hiện đại khác, chủ nghĩa hiện
    thực vẫn khẳng định được sức sống của mình. Sang thế kỷ XX, nhiều biến thể của
    chủ nghĩa hiện thực như chủ nghĩa hiện thực mới, chủ nghĩa hiện thực kỳ ảo, chủ
    nghĩa hiện thực cấu trúc, chủ nghĩa hiện thực tâm lý, đã ra đời, cho thấy đây là
    một hiện tượng không ngừng vận động và phát triển.
    Vì những lẽ đó, chủ nghĩa hiện thực luôn chiếm một vị trí đáng kể trong lý
    luận văn học. Các nền lý luận văn học lớn trên thế giới đều dành sự quan tâm đặc
    biệt cho chủ nghĩa hiện thực. Tính đến nay, chủ nghĩa hiện thực đã ra đời gần 2 thế
    kỷ, nhưng vấn đề này vẫn gợi cảm hứng cho các nhà lý luận trong những công trình
    nghiên cứu cũng như trong các cuộc trao đổi, tranh luận. Tình hình nghiên cứu sôi
    động trên thế giới thời gian qua không cho phép các nhà nghiên cứu Việt Nam xem
    đây như một cái gì đã hoàn tất, mà phải liên tục nhận thức lại vấn đề để có được một
    cái nhìn sâu sắc, toàn diện và tiến bộ về chủ nghĩa hiện thực. Từ năm 1975 đến nay,
    xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi quan trọng. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu
    lý luận nói chung và chủ nghĩa hiện thực nói riêng cũng có những dấu hiệu mới.
    Nghiên cứu “Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ
    1975 đến nay” là một cơ hội để chúng ta nhận diện, đánh giá vấn đề lý luận không
    mới này trong điều kiện, hoàn cảnh xã hội mới.

    2. Lịch sử vấn đề:

    Từ khi xuất hiện trong lý luận văn học Việt Nam đến nay, chủ nghĩa hiện
    thực luôn là một vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu. Được
    giới thiệu trong nhiều công trình dịch thuật, có mặt trong những bộ giáo trình sử
    dụng chung cho cả nước, xuất hiện trên nhiều tạp chí, tờ báo quan trọng, trong các
    tập tiểu luận phê bình được đánh giá cao, là tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận văn
    học, chủ nghĩa hiện thực đã và đang là một trong những vấn đề quan yếu của lý luận
    văn học Việt Nam. Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh về tình hình nghiên cứu chủ
    nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam lại chưa được một công trình nào
    5
    quan tâm một cách toàn diện. Đáng kể nhất có thể kể đến là hai bài viết Một chặng
    đường phát triển của việc biên soạn giáo trình lý luận văn học của Nguyễn Phúc
    (trích trong Việt Nam nửa thế kỷ văn học (1945 – 1995) do Hữu Thỉnh chủ biên
    (nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 1997) và Về việc biên soạn giáo trình lý luận bậc đại
    học ở ta năm mươi năm qua của Nguyễn Ngọc Thiện (Tạp chí Nghiên cứu văn học
    số 5/2006). Hai bài viết này đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn chung về công
    việc biên soạn giáo trình lý luận văn học Việt Nam 50 năm qua, trong đó có chủ
    nghĩa hiện thực. Song, lý luận về chủ nghĩa hiện thực trong các chuyên khảo, tiểu
    luận từ trước đến nay lại chưa được tổng kết, đánh giá.
    Trong tình hình nghiên cứu chung đó, đáng mừng là việc khái quát tình hình
    nghiên cứu lý luận văn học từ 1975 đến nay có được quan tâm hơn. Trong cuốn Văn
    học Việt Nam sau 1975, Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy (nxb. Giáo dục,
    2006) do Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn đồng chủ biên, phần Những vấn đề
    chung, các tác giả đã tập hợp các bài viết của những nhà nghiên cứu tên tuổi Việt
    Nam như Phương Lựu, La Khắc Hòa, Nguyễn Nghĩa Trọng, Nguyễn Đăng Mạnh,
    Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Văn Long, Với những bài viết như Những vấn đề cơ
    bản đang đặt ra trong các cuộc tranh luận của giới văn học hiện nay, Ba mươi năm
    lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học – thành tựu và suy ngẫm, Những trăn trở tiến
    bước của lý luận văn học giai đoạn 1975 – 1985, Văn học Việt Nam trước và sau
    1975 – nhìn từ yêu cầu phản ánh hiện thực, Sự phát triển của lý luận – phê bình văn
    học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và từ sau 1975 đến nay, các nhà nghiên cứu đã
    cung cấp cho chúng ta những tư liệu về tình hình xã hội sau năm 1975 cũng như vai
    trò, diện mạo của lý luận văn học trong giai đoạn đó. Trong các ý kiến ấy, chúng ta
    có thể nhận ra những ý kiến về vấn đề mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cũng
    như vị trí của chủ nghĩa hiện thực.
    Sau thời kỳ đổi mới, tính từ Đại hội Đảng lần thứ VI tháng 12 năm 1986,
    việc đánh giá tình hình nghiên cứu lý luận nói chung và chủ nghĩa hiện thực nói
    riêng được quan tâm nhiều hơn. Với cuốn Trao đổi ý kiến - Mấy vấn đề lý luận văn
    nghệ trong sự nghiệp đổi mới (Nxb. Sự thật, 1991), Hà Minh Đức đã tập hợp các
    6
    bài viết về văn nghệ trong quá trình đổi mới. Những bài viết như Đổi mới và quy
    luật của Phan Cự Đệ, Văn học trên con đường đổi mới của Nguyễn Văn Hạnh, Đôi
    nét về một tư duy văn học đang hình thành của Nguyên Ngọc, Góp một cách nhìn
    tình hình văn nghệ hiện nay của Ngô Thảo, Đôi điều về sách văn học hôm nay của
    Vũ Tú Nam, đã bước đầu đánh giá về những ưu, nhược của văn nghệ ta trên con
    đường đổi mới. Tương tự như vậy, những bài viết như Lý luận trước yêu cầu đổi
    mới và phát triển của Phan Trọng Thưởng (Tạp chí Nghiên cứu văn học số
    12/2004), Mấy ghi nhận về thành tựu của lý luận văn học trong thời kỳ đổi mới của
    Nguyễn Duy Bắc (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 1/2005) cũng không ngoài nội
    dung đó. Có điều, những bài viết này chủ yếu nhận định về tình hình nghiên cứu
    chung hơn là tình hình nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực. Chỉ với những bài
    viết như Suy nghĩ và kiến nghị xung quanh vấn đề đổi mới lý luận văn học của
    Phạm Vĩnh Cư (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 12/2004), Suy nghĩ về một vài
    hướng tìm tòi đổi mới trong văn học của Hà Minh Đức, (Tạp chí Nghiên cứu văn
    học số 4/2006), những suy nghĩ về tình hình nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực mới
    được đề cập. Đặc biệt, trong công trình Về một số vấn đề lý luận văn nghệ cơ bản
    đang được tranh luận qua công cuộc đổi mới (1987 – 1992), vấn đề được trình bày
    tập trung hơn. Đây là một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do Lê Bá Hán làm chủ
    nhiệm, hoàn thành năm 1993. Công trình này đã dành chương 1 để bàn về vấn đề
    văn học phản ánh hiện thực. Các tác giả Trần Đình Sử và Lê Hồng Vân sau khi lược
    thuật các ý kiến khác nhau, đã đưa ra nhận định của mình về vấn đề này. Tuy nhiên,
    công trình này cũng chỉ tập trung vào tình hình nghiên cứu vấn đề văn học phản ánh
    hiện thực chứ không phải toàn bộ tình hình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực.
    Như vậy, có thể nói, nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn
    học ở Việt Nam từ 1975 đến nay là một công việc chưa được đầu tư thực hiện một
    cách hệ thống, toàn diện. Bức tranh toàn cảnh về vấn đề này đang chờ đợi được
    phác vẽ nên. Bức tranh ấy sẽ giúp chúng ta thấy được mình đang ở đâu để có hướng
    đi đúng đắn trong hành trình phía trước.

    3. Mục đích nghiên cứu:

    Là một vấn đề có thâm niên trong lý luận văn học thế giới, nhưng chủ nghĩa
    hiện thực mới có mặt trong lý luận văn học Việt Nam khoảng 50 năm trở lại đây.
    Trong thời gian này, cái nhìn về chủ nghĩa hiện thực không hề đứng yên, mà luôn có
    sự vận động, thay đổi, đặc biệt là từ năm 1975 đến nay. Nghiên cứu “Vấn đề chủ
    nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay”, người viết
    luận văn này muốn tìm hiểu xem giới nghiên cứu Việt Nam đã tiếp nhận và nghiên
    cứu như thế nào về chủ nghĩa hiện thực, trước là để nắm bắt vấn đề chủ nghĩa hiện
    thực trong giai đoạn mới, sau là để đánh giá những đóng góp cũng như những hạn
    chế của giới nghiên cứu Việt Nam trong thời gian qua trong việc nghiên cứu một
    vấn đề lý luận nói riêng và xây dựng, phát triển lý luận văn học nói chung.

    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

    Thực hiện đề tài này, người viết chỉ quan tâm đến vấn đề chủ nghĩa hiện thực
    trong lý luận văn học thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các trào lưu, trường
    phái, phương pháp sáng tác khác nếu được nhắc đến chỉ đóng vai trò là một yếu tố
    tương tác, soi chiếu để làm rõ thêm vấn đề. Người viết cũng không đi sâu nghiên
    cứu chủ nghĩa hiện thực thể hiện ở những tác giả và tác phẩm cụ thể mà chủ yếu
    khai thác những quan niệm, những bàn luận về chủ nghĩa hiện thực. Để thực hiện
    công việc đó, người viết sẽ tiến hành các thao tác nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu là
    các bộ giáo trình, các tập tiểu luận, phê bình, chuyên khảo của các tác giả Việt Nam
    có liên quan đến vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong giai đoạn từ 1975 đến nay. Bên
    cạnh đó, người viết cũng sử dụng những công trình dịch thuật từ lý luận văn học
    nước ngoài được giới thiệu ở Việt Nam từ 1975 đến nay, với tư cách là kết quả của
    việc tiếp nhận và giới thiệu chủ nghĩa hiện thực của các nhà nghiên cứu Việt Nam.

    5. Phương pháp nghiên cứu:

    Thực hiện luận văn này, chúng tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
    Phương pháp lịch sử: tìm hiểu bối cảnh xã hội Việt Nam sau năm 1975 để
    thấy được sự tác động của hoàn cảnh lịch sử đối với các nhà nghiên cứu, trên cơ sở
    đó, tìm hiểu tình hình nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở
    8
    Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử từ 1975 đến nay, nhằm làm rõ sự vận động và phát
    triển của chủ nghĩa hiện thực.
    Phương pháp hệ thống: hệ thống hóa các quan điểm, ý kiến khác nhau về
    chủ nghĩa hiện thực thành những hướng nghiên cứu, những vấn đề nhất định để tiện
    theo dõi và đánh giá.
    Phương pháp so sánh: so sánh chủ nghĩa hiện thực với chủ nghĩa lãng mạn,
    chủ nghĩa tự nhiên, , để có cái nhìn khách quan và đúng đắn về chủ nghĩa hiện
    thực; so sánh các giáo trình lý luận văn học về chủ nghĩa hiện thực với nhau để tìm
    điểm giống và khác nhau của các nhà lý luận khi nghiên cứu vấn đề này.

    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

    Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu “Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận
    văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay” giúp chúng ta có cái nhìn lịch sử đối với một
    vấn đề lý luận văn học, nhìn thấy sự vận động của một lý thuyết đã được viết nên
    cách đây gần hai thế kỷ. Sự vận động ấy xuất phát từ thực tế nghiên cứu và đặc biệt
    là thực tế sáng tác văn học. Vì vậy, công việc này cũng thể hiện được mối quan hệ
    gắn bó giữa lý luận với thực tiễn, nhìn thấy tính thực tiễn và tiến bộ của lý luận. Hơn
    nữa, thực hiện đề tài này chính là đã quán triệt tinh thần của nguyên lý tính hệ thống.
    Lý luận văn học Việt Nam từ 1975 đến nay là một bộ phận của lý luận văn học Việt
    Nam, lý luận văn học ở Việt Nam là một bộ phận của lý luận văn học thế giới. Tìm
    hiểu cái bộ phận chính là góp phần tìm hiểu cái toàn thể. Hiểu biết chủ nghĩa hiện
    thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay cũng là con đường dẫn đến
    hiểu biết chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học thế giới.
    Ý nghĩa thực tiễn: Nền lý luận văn học Việt Nam còn khá non trẻ so với lý
    luận văn học thế giới. Thời gian từ 1975 đến nay đã cho thấy sự nỗ lực vươn lên của
    lý luận văn học Việt Nam để bắt kịp với sự tiến bộ chung. Kịp thời ghi nhận những
    thành tựu cũng như những hạn chế của sự nỗ lực đó sẽ giúp cho lý luận văn học Việt
    Nam rút ngắn khoảng cách với các nền lý luận văn học tiên tiến. Trong lý luận văn
    học Việt Nam, chủ nghĩa hiện thực là một vấn đề có tính chất quan trọng hàng đầu.
    Những ý kiến, đánh giá mới đây về chủ nghĩa hiện thực cần được xem xét kỹ lưỡng
    9
    để nắm bắt được quan niệm của giới nghiên cứu trong giai đoạn mới về vấn đề này.
    Thực tiễn sáng tác hiện nay ngày càng phong phú và phức tạp, kết quả đánh giá quá
    trình đổi mới lý luận thời gian qua của luận văn sẽ giúp cho việc tiếp nhận tác phẩm
    văn học dễ dàng và hiệu quả hơn.

    7. Cấu trúc của luận văn:

    Luận văn gồm 3 phần:
    Phần mở đầu
    Các chương:

    Chương 1: Tình hình nghiên cứu chung về vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong
    lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay

    Chương 2: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong các giáo trình lý luận văn học
    Việt Nam từ 1975 đến nay

    Chương 3: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong các tiểu luận, chuyên khảo về lý
    luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
    Phần kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...