Tài liệu Vấn đề chi phí xã hội

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vấn Đề Chi Phí Xã Hội


    RONALD COASE


    Nguyễn Hồng Trang dịch


    Ronald Coase là giáo sư danh dự tại Đại Học Luật Chicago và là người đoạt giải
    Nobel về kinh tế. Đây là bài báo rút từTập San Lu ật và Kinh Tế (tháng 10 năm 1960).
    Một vài đoạn trong bài báo đề cập đến các thảo luận mở rộng liên quan đến các quyết
    định pháp luật đã được lược bỏ.


    I. VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU


    Bài báo này đề cập đến hành động của các hãng kinh doanh mà các hành động
    này có tác động tiêu cực đến người khác. Một ví dụ tiêu biểu về vấn đề này là khói từ một
    nhà máy đã gây ảnh hưởng có hại đến tài sản của những người sống ở xung quanh nó.
    Phân tích kinh tế về tình huống đó thường được tiến hành dựa trên phương diện của sự
    khác nhau giữa sản phẩm cá nhân và sản phẩm xã hội của nhà máy, ởđó các nhà kinh tế
    chủ yếu đi theo cách giải quyết của Pigou trong cuốn Các Nền Kinh Tế Phúc Lợi. Kết
    luận của loại phân tích này có vẻ thường dẫn hầu hết các nhà kinh tếđến chỗ muốn chủ
    của nhà máy phải chịu trách nhiệm cho những tổn hại do khói mà họ gây ra hay đánh
    thuế người chủ của nhà máy với mức tùy thuộc vào mức độ khói thải ra và tương đương
    với những thiệt hại do khói gây nên, hay biện pháp cuối cùng là di dời nhà máy ra khỏi
    khu dân cư (hay ra khỏi vùng mà khói nhà máy có thể gây ảnh hưởng). Luận điểm của tôi
    là các biện pháp được đưa ra đều không thích hợp do chúng có thể dẫn tới những hậu quả
    không cần thiết hay thậm chí những hậu quả không mong muốn.


    II. BẢN CHẤT QUA LẠI CỦA VẤN ĐỀ


    Cách tiếp cận truyền thống có xu hướng che đậy bản chất của việc đưa ra quyết
    định lựa chọn. Câu hỏi thường được đặt ra trong trường hợp A có tác động xấu lên B và
    quyết định cần được đưa ra là: Chúng ta làm thế nào để hạn chế A? Nhưng đó là quyết
    định sai. Chúng ta cần phải giải quyết được bản chất qua lại của vấn đề. Để tránh ảnh
    hưởng xấu, B sẽ gây ảnh hưởng xấu tới A. Câu hỏi thật sự cần đặt ra là: Liệu A có được
    phép gây hại đến B hay liệu B có được phép gây hại đến A? Vấn đề là ở chỗ làm sao để
    tránh được những tác hại nghiêm trọng hơn. Tôi đã đưa ra ví dụ trong bài báo trước về
    trường hợp tiếng ồn và rung từ máy móc của một nhà máy sản xuất bánh kẹo gây phiền
    hà đến công việc của một bác sỹ. Để tránh ảnh hưởng xấu đó bác sỹ có thể gây ảnh
    hưởng lại đối với nhà máy sản xuất bánh kẹo. Vấn đề mà trường hợp này nêu ra về cơ
    bản là nó có đáng hay không khi kết quả của việc hạn chế các phương thức sản xuất được
    nhà máy bánh kẹo sử dụng có thểđảm bảo việc khám chữa bệnh tốt hơn tại chi phí của
    việc cung giảm của sản phẩm bánh kẹo. Một ví dụ khác là vấn đề các gia súc đi lạc phá
    hại mùa màng trên vùng đất của người lân cận. Nếu việc một vài con gia súc đi lạc là
    điều không thể trách khỏi thì tất cả sự tăng lên trong việc cung cấp thịt có thể thu được tại
    chi phí của việc giảm sút trong cung của mùa vụ. Bản chất của sự lựa chọn đã rõ: thịt hay
    mùa vụ. Câu trả lời cần được đưa ra tất nhiên là sẽ không rõ ràng trừ khi chúng ta biết Vấn Đề Chi Phí Xã Hội


    được giá trị của cái mà chúng ta đạt được cũng như cái mà chúng ta phải hi sinh đểđạt
    được nó. Một ví dụ khác, giáo sư George J. Stigler đã lấy ví dụ về sự nhiễm bẩn của một
    dòng suối. Nếu chúng ta giảđịnh rằng tác hại xấu của việc ô nhiễm đã giết chết cá ởđó
    thì vấn đề cần được quyết định là: liệu giá trị của số cá mất đi là nhiều hơn hay ít hơn giá
    trị sản phẩm có thểđược làm ra do sự nhiễm bẩn đó. Mọi việc vẫn tiếp diễn mà hầu như
    không cần nói rằng vấn đề này cần phải được nhìn nhận dưới góc độ tổng thểvà cận biên.


    III. HỆ THỐNG GIÁ CHỊU TRÁCH NHIỆM THIỆT HẠI


    Tôi định bắt đầu bài phân tích của mình bằng việc xem xét một trường hợp mà
    hầu hết các nhà kinh tếđều có thểđồng ý rằng vấn đề sẽđược giải quyết theo cách hoàn
    toàn làm mọi người hài lòng: khi gây hại đến người khác các công ty kinh doanh phải trả
    toàn bộ tổn thất do họ gây ra và hệ thống giá sẽ làm việc một cách trôi chảy (nói đúng ra
    nó có nghĩa hệ thống giá được vận hành miễn phí).


    Một ví dụ hay của vấn đềđang được thảo luận là trường hợp gia súc đi lạc phá
    hoại mùa màng trồng trên đất của người hàng xóm. Giả sử rằng một người nông dân và
    một người nuôi gia súc đang làm việc trên mảnh đất thuộc sở hữu của hàng xóm. Giả sử
    thêm rằng, giữa hai mảnh đất đó không có rào chắn và quy mô đàn gia súc của người
    nuôi ngày càng tăng thì tổng thiệt hại mà nó gây ra cho mùa màng của người nông dân
    càng lớn. Cái gì xảy ra đối với thiệt hại cận biên khi quy mô của đàn gia súc tăng là vấn
    đề khác. Nó phụ thuộc vào việc liệu đàn gia súc có xu hướng đi thành hàng nối đuôi nhau
    hay là đi lung tung con nọ cạnh con kia, hay phụ thuộc vào việc đàn gia súc có xu hướng
    tăng liên tục nhiều hay ít và phụ thuộc vào nhiều yếu tố tương tự khác nữa. Vì mục đích
    trực tiếp của mình, chọn giảđịnh nào về thiệt hại cận biên khi quy mô của đàn gia súc
    tăng lên là không quan trọng.


    Đểđơn giản hóa luận chứng, tôi đề nghị sử dụng một ví dụ số học. Tôi sẽ giảđịnh
    rằng chi phí hàng năm của việc lập hàng rào cho mảnh đất của người nông dân là 9 đô là
    và giá trị mùa vụ là 1 đô-la một tấn. Tôi cũng giảđịnh rằng mối quan hệ giữa số lượng
    gia súc trong một đàn và thiệt hại hàng năm về mùa vụ là như sau:


    SỐ LƯỢNG GIA SÚC THIỆT HẠI HÀNG NĂM THIỆT HẠI MÙA VỤ TÍNH
    TRONG ĐÀN CỦA MÙA VỤ TRÊN MỘT CON BÒ TĂNG
    (BÒ ĐỰC) (TẤN) THÊM
    (TẤN)
    1 1 1
    2 3 2
    3 6 3
    4 10 4


    Giả sử rằng người nuôi gia súc chịu trách nhiệm cho tổn thất mà họ gây ra, chi phí
    thêm hàng năm mà người nuôi gia súc phải chịu khi anh ta tăng thêm số lượng gia súc từ
    2 lên 3 con bò là 3 đô-la và khi quyết định quy mô của đàn gia súc, anh ta sẽ tính đến các
    chi phí này cùng với các chi phí khác của mình. Anh ấy sẽ không tăng quy mô của đàn
    gia súc trừ khi giá trị tăng thêm của thịt được sản xuất ra (giả sử người nuôi gia súc trực


    www.kinhtehoc.com 2
    Vấn Đề Chi Phí Xã Hội


    tiếp giết mổ gia súc) lớn hơn chi phí tăng thêm ma anh bắt buộc phải trả, bao gồm cả giá
    trị tăng thêm của mùa màng bị phá huỷ. Tất nhiên, bằng việc sử dụng chó, người chăn gia
    súc, máy bay, đài phát di động và các phương tiện khác thì số lượng thiệt hại có thểđược
    giảm nhẹ, nhưng các phương tiện này chỉđược sử dụng khi chi phí dành cho chúng ít hơn
    giá trị của mùa màng mà chúng phải bảo vệđể khỏi bị mất. Giả sử chi phí hàng năm để
    làm hàng rào là 9 đô-la, người chăn nuôi gia súc muốn đàn gia súc của mình có 4 con bò
    hoặc hơn sẽ phải trả cho việc lắp dựng hàng rào vào bảo quản nó, giả sử rằng các phương
    tiện khác đạt được là không rẻ. Khi hàng rào được dựng nên, chi phí cận biên cho trách
    nhiệm thiệt hại là 0, trừ khi quy mô đàn gia súc đòi hỏi cần phải có hàng rào tốt hơn và
    do vậy tiền chi cho hàng rào sẽđắt tiền hơn vì nhiều gia súc có khả năng dựa vào đó cùng
    một lúc. Nhưng tất nhiên người nuôi gia súc cũng có thể tốn ít tiền hơn vì không cần phải
    dựng hàng rào và trả phí tổn do mùa vụ bị phá huỷ vì theo như ví dụ số học mà tôi đưa ra,
    với trường hợp 3 hay ít bò hơn.


    Có thể nghĩ rằng sự thật khi người nuôi gia súc trả tất cả chi phí cho mùa màng bị
    thiệt hại sẽ khiến cho người nông dân tăng diện tích trồng trọt nếu như người nuôi gia súc
    đến chiếm diện tích đất lân cận. Nhưng sự việc không phải như vậy. Nếu như trước đây
    mùa màng được bán trong các điều kiện cạnh tranh hoàn hảo thì chi phí cận biên sẽ bằng
    với giá đối với số lượng đã được trồng, còn bất kỳ sự mở rộng nào sẽ dẫn tới việc lợi
    nhuận của người nông dân bị giảm. Trong hoàn cảnh mới này, sự hiển diện của việc mùa
    màng bị thiệt hại có nghĩa là người nông dân sẽ bán ít đi ở thị trường mở nhưng số tiền
    mà anh ta nhận được cho số lượng sản phẩm nhất định vẫn không đổi, vì người nuôi gia
    súc đã trả cho số mùa vụ bị thiệt hại theo giá thị trường. Tất nhiên nếu ngành chăn nuôi
    gia súc nói chung có liên quan đến việc phá huỷ mùa màng thì sự hiển diện của ngành
    công nghiệp chăn nuôi gia súc sẽ làm tăng giá của mùa màng có liên quan và nông dân
    do đó sẽ mở rộng diện tích trồng trọt. Nhưng ởđây tôi chỉ giới hạn sự tập trung của mình
    đến từng nông dân cá thể.


    Tôi đã từng nói rằng sự xâm lấn vùng đất lân cận của người nuôi gia súc sẽ không
    là nguyên nhân liên quan tới số lượng sản phẩm, hay nói một cách chính xác hơn là
    nguyên nhân của số lượng gieo trồng vì người nông dân đã tăng lượng gieo trồng. Trên
    thực tế, nếu như người nuôi gia súc có gây ra ảnh hưởng gì thì nó sẽ làm giảm số lượng
    gieo trồng. Nguyên nhân của việc này là đối với bất kỳ một vùng đất canh tác cụ thể nào
    nếu giá trị mùa vụ bị thiệt hại lớn đến mức tiền thu được từ việc bán sản phẩm mùa vụ
    không bị thiệt hại ít hơn tổng số chi phí cho việc canh tác mảnh đất đó thì người nông dân
    sẽ có lợi và người nuôi gia súc sẽ thoả thuận với người nông dân về việc mảnh đất còn lại
    không cần canh tác. Một ví dụ số học sẽ minh hoạ rõ ràng cho điều này. Giả sử lúc đầu
    giá trị mùa vụ thu được từ việc canh tác một mảnh đất cụ thể là 12 đô-la và chi phí phải
    chịu khi canh tác trên mảnh đất đó là 10 đô-la, lợi nhuận ròng thu được từ việc canh tác
    trên mảnh đất đó là 2 đô-la. Tôi giả sửđể cho đơn giản hoá vấn đề rằng người nông dân
    là người chủ của mảnh đất đó. Bây giờ lại giả sử người nuôi gia súc bắt đầu chăn nuôi
    trên vùng đất lân cận và giá trị mùa vụ bị phá huỷ là 1 đô-la. Trong trường hợp người
    nông dân thu được $11 đô từ việc bán sản phẩm từ mùa vụ của mình ra thị trường và 1 đô
    là số tiền thu được của người chăn nuôi gia súc thì lợi nhuận ròng mà người nông dân thu
    được vẫn là 2 đô-la. Bây giờ giả sử người nuôi gia súc thấy việc tăng số lượng đàn gia
    súc của mình lên là có lợi thậm chí ngay cả khi số tiền mà anh ta phải trả cho thiệt hại


    www.kinhtehoc.com 3
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...