Tài liệu Vấn đề chế độ dân chủ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh từ góc nhìn triết học

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vấn đề chế độ dân chủ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh từ góc nhìn triết học


    Nghiên cứu hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh ta thấy rất rõ quan điểm của Người về ba giai đoạn trên con đường phát triển của cách mạng Việt Nam: giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong đó, chế độ dân chủ nhân dân là bước phủ định triệt để những tàn tích của chế độ cũ - chế độ thực dân, phong kiến, đồng thời đó cũng là bước khẳng định - xác lập những cơ sở, nền tảng cho chế độ xã hội mới ở trình độ phát triển cao hơn là chủ nghĩa xã hội. Chế độ dân chủ nhân dân là một giai đoạn tất yếu trên con đường phát triển của xã hội Việt Nam.


    I - Chế độ dân chủ nhân dân là sự phủ định triệt để chế độ thực dân, phong


    kiến




    Trong bài nói tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam mới (ngày 03-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra những nhiệm vụ cấp bách cần phải tiến hành: Thứ nhất, dưới chế độ thực dân, để phục vụ mục đích chính trị và quân sự, thực dân, đế quốc Pháp - Nhật đã “gây nạn đói” cho nhân dân ta nhằm làm cho dân ta chết, còn dưới chế độ mới, chúng ta “phát động một chiến dịch
    tăng gia sản xuất” và mở “cuộc lạc quyên” để “làm thế nào cho họ sống”; thứ hai, dưới chế độ thực dân, nạn dốt là “một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta”, nhằm làm cho dân tộc ta yếu, còn dưới chế độ mới, chúng ta “mở một chiến dịch chống nạn mù chữ” vì chúng ta muốn dân tộc ta mạnh; thứ ba, dưới chế độ thực dân và chế độ quân chủ phong kiến, “nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ”, còn dưới chế độ mới, nhân dân ta được hưởng mọi quyền tự do dân chủ, trước hết là tham gia cuộc “TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu” và thông qua Quốc hội được lập nên bằng tổng tuyển cử mà xây dựng một bản Hiến pháp dân chủ; thứ tư, chế độ thực dân “dùng

    mọi thủ đoạn hòng hủ hóa dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian


    giảo, tham ô và những thói xấu khác”, còn chế độ mới “phải làm cho dân tộc


    chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”, vì vậy, chúng ta “mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM. LIÊM, CHÍNH”; thứ
    năm, chế độ thực dân thực hiện “một lối bóc lột vô nhân đạo” bằng thuế thân, thuế chợ, thuế đò, còn chế độ ta “bỏ ngay ba thứ thuế ấy” vì chế độ ta là chế độ nhân đạo; thứ sáu, chế độ thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và đồng bào Lương, còn chế độ ta thì thực hiện “tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đoàn kết”.


    Trong bài nói quan trọng trên, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến sự đối lập giữa cái mới và cái cũ. Đó là sự đối lập giữa “sống” và “chết”, giữa “phát triển” và “phản phát triển”, giữa “quyền” và “vô quyền”, giữa “lành mạnh” và “hủ hóa”, giữa “nhân đạo” và “vô nhân đạo”, giữa “đoàn kết” và “chia rẽ”. Có thể nói, đó là những sự đối lập triệt để và toàn diện. Trong nhiều bài nói, bài viết khác sau đó, khi đề cập đến những đặc điểm của chế độ xã hội mới, Hồ Chí Minh cũng sử dụng phương pháp đối lập như trên. Chẳng hạn, trong Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng (tháng 10-1945), Hồ Chí Minh viết: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”(1). Ở đây, đặc điểm “công bộc của dân” của chế độ dân chủ nhân dân là sự đối lập với bản chất “đè đầu dân” của chế độ xã hội cũ.






    Những đặc điểm của chế độ xã hội mới được xác lập trong tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết thông qua

    Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, chế độ dân chủ nhân dân được tuyên bố ra đời, trở thành một tồn tại hiện thực. Song, đó chưa phải là một hiện thực hoàn toàn, đầy đủ. Đầu năm 1946, Hồ Chí Minh nói: “Bộ máy thống trị cũ đã hủy bỏ, nhưng nền nếp dân chủ mới chưa hoàn toàn”(2). Sự tồn tại của chế độ xã hội mới là một quá trình. Đó là một quá trình mà trong đó một số phương diện của chế độ xã hội cũ vẫn còn tồn tại
    (chẳng hạn như ban đầu là sự tồn tại của giai

    phương pháp tư duy chuyển hóa những đặc điểm của chế độ xã hội cũ thành mặt đối lập của nó. Đây chính là phương pháp tư duy biện chứng. Với phương pháp tư duy như thế, quá trình xây dựng (quy định) chế độ dân chủ nhân dân trong hiện thực được tư duy trước hết là quá trình vượt bỏ (phủ định) một cách triệt để và toàn diện những đặc trưng bản chất của chế
    độ thực dân, phong kiến.



    cấp địa chủ và quan hệ địa chủ - nông dân) và vì thế cuộc đấu tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ vẫn còn tồn tại diễn ra quyết liệt. Chính trong cuộc đấu tranh ấy, cái mới nếu có đủ sức mạnh sẽ chiến thắng cái cũ và vì thế tự khẳng định mình thực sự là cái mới. Chiến thắng
    của những nội dung mới làm cho sự tồn tại của chế độ xã hội mới trở thành tồn tại hoàn toàn, đầy đủ. Ba giai đoạn trong quá trình hình thành và phát triển của sự vật mới như trên đã được nhà biện chứng lỗi lạc của nhân loại là G.V.F. Hê-ghen khái quát bằng bộ ba khái niệm: thực tại, tồn tại - cho - cái khác và tồn tại - cho - bản thân. V.I. Lê-nin đặc biệt đánh giá cao bộ ba khái niệm nói trên, coi đó là sự thể hiện biện chứng của tư tưởng phản ánh được biện chứng khách quan của hiện
    thực. Và rõ ràng, Hồ Chí Minh đã tư duy về chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam theo phương pháp tư duy biện chứng như thế cho dù Người không sử dụng các khái niệm của Hê-ghen.


    Có thể thấy, với Hồ Chí Minh, những đặc điểm của chế độ xã hội mới được xác lập trong tư tưởng trước hết thông qua phương pháp tư duy chuyển hóa những đặc điểm của chế độ xã hội cũ thành mặt đối lập của nó. Đây chính là phương pháp tư

    duy biện chứng. Lê-nin đã đánh giá rất cao tư duy biện chứng của Xpi-nô-da khi ông này nêu lên mệnh đề: “Omnis determinatio est negatio” (mọi sự quy định là sự phủ định). Với phương pháp tư duy như thế, quá trình xây dựng (quy định) chế độ dân chủ nhân dân trong hiện thực được tư duy trước hết là quá trình vượt bỏ (phủ định) một cách triệt để và toàn diện những đặc trưng bản chất của chế độ thực dân, phong kiến.


    Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chế độ dân chủ nhân dân trước hết là bước phủ định triệt để những tàn tích của chế độ cũ - bước phủ định đã được khởi đầu và hoàn thành một phần trong Cách mạng Tháng Tám.




    II - Chế độ xã hội chủ nghĩa ra đời từ/trong chế độ dân chủ nhân dân




    Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quan hệ giữa chế độ dân chủ nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa thể hiện trên hai phương diện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...