Tiểu Luận Vấn đề cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện toàn cầu

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Trang

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ CẠNH TRANH, CẠNH TRANH TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 4

    1. Cạnh tranh thị trường 4

    2. Khái niệm và đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo 5

    2.1. Khái niệm 5

    2.2. Đặc điểm 5

    3. Cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu hóa 6

    3.1. Khái niệm về toàn cầu hóa 6

    3.1.1. Toàn cầu hóa kinh tế 6

    3.1.2. Những đặc trưng của toàn cầu hóa kinh tế 6

    3.1.2. Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam 7

    3.2. Cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu hóa 8

    3.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 8

    3.2.2 Xu hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam 8


    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 9

    1. Năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp công nghiệp 9

    2. Năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp nông nghiệp 10

    3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành dịch vụ 11


    CHƯƠNG 3. MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG CẢI TIẾN NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 13

    1. Các phương hướng cải tiến nâng cao năng lực cạnh tranh xét từ khía cạnh nỗ lực của doanh nghiệp 13

    2. Các phương hướng cải tiến nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp từ phía nhà nước 15

    KẾT LUẬN 17

    TAI LIỆU THAM KHẢO


    LỜI MỞ ĐẦU

    Cạnh tranh là sự phấn đấu, vươn lên không ngừng để giành lấy vị trí hàng đầu trong một lĩnh vực hoạt động nào đó bằng cách ứng dụng những tiến bộ khoa học-kỹ thuật tạo ra nhiều lợi thế nhất, tạo ra sản phẩm mới, tạo ra năng suất và hiệu quả cao nhất. Trong bất kỳ lĩnh vực nào đều có cạnh tranh. Không có cạnh tranh sẽ không có sinh tồn và phát triển.

    Trong kinh tế, cạnh tranh là đấu tranh để giành lấy thị trường tiêu thụ sản phẩm bằng các phương pháp và biện pháp khác nhau như kỹ thuật, kinh tế, chính trị, quân sự, tâm lý xã hội. Biện pháp kỹ thuật là áp dụng công nghệ hiện đại, máy móc thiết bị tiên tiến, công nhân có trình độ lành nghề cao; Biện pháp kinh tế như trợ cấp tài chính, bảo hộ cho vay ưu đãi, bán phá giá,v.v .Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp người ta dựa vào nhiều tiên chí: thị phần, doanh thu, lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận, thu nhập bình quân, phương pháp quản lý, bảo vệ môi trường, uy tín doanh nghiệp đối với xã hội, tài sản của doanh nghiệp nhất là tài sản vô hình, tỉ lệ công nhân lành nghề, tỉ lệ đội ngũ quản lý giỏi, nghiên cứu và sáng tạo .

    Ngày nay với xu hướng toàn cầu hoá, các nước trên thế giới đang xích lại gần nhau, đặc biệc Việt Nam ta đã xúc tiến rất tốt công tác hội nhập; Nước ta đã gia nhập ASEAN (1995), AFTA (1996), APEC(1998), năm 1992 đã nối lại quan hệ với IMF, WB, ADB và đặc biệt năm 2006 chúng ta đã gia nhập WTO. Việt Nam đã từng bước tham gia vào thể chế kinh tế khu vực và thế giới, đã tạo cho các doanh nghiệp nhiều thuận lợi để phát triển thị trường, huy động vốn từ nước ngoài để phát triển công nghệ, phát triển sản phẩm. Bên cạnh thuận lợi chúng ta gặp không ít khó khăn, mà khó khăn lớn nhất là cạnh tranh trong điều kiện không cân sức. Tuy có nhiều thách thức và mất mát, ta không còn con đường nào khác là phải hội nhập vào kinh tế toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải khẩn trương tạo thế và lực mới cho mình để tận dụng những thuận lợi, hạn chế những khó khăn để đứng vững và vươn lên trong cuộc cạnh tranh gay gắt hiện nay. Xu hướng toàn cầu hóa cùng với cơ chế kinh tế thị trường bắt buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh, để giúp các doanh nghiệp trong việc xây dựng một tư duy, một chiến lược hành động để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình là vấn đề cần thiết hiện nay. Xuất phát từ nhu cầu thực tế tại các doanh nghiệp tôi quyết định chọn đề tài dựa trên những kiến thức kinh tế đặc biệt là môn kinh tế vi mô để xem xét vấn đề: “Vấn đề cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa”.

    Trong tiểu luận này chúng ta tập trung nghiên cứu mục tiêu chung của đề tài là vấn đề cạnh tranh và dựa trên một số cơ sở lý luận đã học và tham khảo các tài liệu liên hệ với thực trạng năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đưa ra kết luận và một số phương hướng cải tiến để năng cao năng lực của các doanh nghiệp việt nam trong điều kiện toàn cầu hóa và chúng ta chỉ xét các doanh nghiệp cạnh tranh trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Dựa vào mục tiêu nghiên cứu chúng ta giả thuyết rằng việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hiện nay là chưa đạt được hiệu quả cao, bằng các biện pháp phân tích chúng ta đi kiểm định giả thuyết trên bằng các phương pháp phân tích định lượng và định tính, dùng các câu hỏi nghiên cứu đi sâu vào chi tiết những vấn đề quan trọng của mục tiêu cần nghiên cứu ở trên để tìm ra bản chất của vấn đề.

    Các phương pháp được dùng để nghiên cứu đề tài này bao gồm sử dụng tổng hợp các phương pháp luận để tiếp cận vấn đề nghiên cứu, phân tích-tổng hợp, lý luận và thực tiển, phương pháp quan sát, phương pháp phân tích thống kê, dự báo, lược khảo tài liệu .

    Đây là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm, nó đòi hỏi thời gian dài, sự sưu tầm các tài liệu có liên quan và một trình độ kiến thức nhất định. Do đó những gì tôi trình bày trong tiểu luận này có phần cô động và theo sự hiểu biết của cá nhân nên không tránh những thiếu sót và tầm nhìn hạn chế. Rất mong sự đóng góp của thầy TS. Lê __________ và những người đọc tiểu luận này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...