Tiểu Luận Vấn đề cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế toàn cầu

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài viết rõ ràng, bố cục hợp lí, trình bày đẹp

    MỤC LỤC

    PHẦN 1: MỞ ĐẦU

    PHẦN 2: CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 4
    I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN 4
    1. Cạnh tranh 4
    1.1 Tại sao xuất hiện cạnh tranh? 4
    1.2 Thế nào là cạnh tranh? 4
    1.3 Vai trò của canh tranh . 5
    1.3.1 Đối với doanh nghiệp . 5
    1.3.2 Đối với người tiêu dùng 6
    1.3.3 Đối với nền kinh tế xã hội . 6
    2. Độc quyền 7
    2.1 Thế nào là độc quyền 7
    2.2 Các nguyên nhân xuất hiện độc quyền . 7
    2.3 Hậu quả của độc quyền 9
    II. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 9
    1. Thực trạng trên thế giới 9
    2. Thực trạng ở Việt Nam 10
    III. CÁC BIỆN PHÁP DUY TRÌ CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN 14
    PHẦN 3: KẾT LUẬN ​17
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 18



    PHẦN 1: MỞ ĐẦU
    Tiếp cận ở góc độ đơn giản, mang tính tổng quát thì cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, lợi nhuận, địa vị, các phần thưởng . Bất kỳ lĩnh vực nào cũng có cạnh tranh. Không có cạnh tranh sẽ không sinh tồn và phát triển. Trong kinh tế chính trị học thì cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
    Thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam phải chấp nhận những qui luật của kinh tế thị trường, trong đó có cạnh tranh. Từ hơn mười năm nay, các hoạt động cạnh tranh của các thành phần kinh tế ở Việt Nam đă tái xuất hiện và dần trở lên căng thẳng, quyết liệt. Ngày nay với xu hướng toàn cầu hoá, các nước trên thế giới đang xích lại gần nhau, Việt Nam đã xúc tiến tốt công tác hội nhập đặc biệt là gia nhập WTO. Điều đó đã tạo cho các doanh nghiệp nhiều thuận lợi để mở rộng thị trường, huy động vốn từ nước ngoài để phát triển công nghệ.
    Bên cạnh đó chúng ta cũng đang đối mặt với không ít khó khăn, nhất là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn yếu kém. Cùng với việc tham gia thị trường khu vực và quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt của các tập đoàn tư bản nước ngoài. Trong bối cảnh như­ vậy, việc học hỏi kinh nghiệm về cạnh tranh và chống độc quyền của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển để vận dụng phù hợp vào điều kiện riêng biệt của Việt Nam là một việc cần thiết.
    Vậy thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay như thế nào? Và nước ta cần làm gì để duy trì cạnh tranh và kiểm soát độc quyền? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể sau đây.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...