Tiểu Luận Vấn đề Campuchia trong chính sách đối ngoại của Việt Nam - ASEAN

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    Sẽ chẳng bao giờ hiểu nổi đầy đủ tầm cỡ của những điều khủng khiếp do Khơ-me đỏ gây ra đối với nhân dân Campuchia. Chẳng bao giờ có thể đếm hay phân loại xuể hàng triệu những bộ xương và đầu lâu vô danh dưới những hố chôn người và những nấm mồ tập thể. Ban lãnh đạo Khơ-me đỏ đã phạm phải những tội ác gần như có một không hai trong lịch sử đối với chính nhân dân của họ. Mọi tội ác của bọn Quốc xã đều được Khơ-me đỏ lặp lại “có sáng tạo”, phát minh thêm nhiều cái mới. Hitler, Gơ-rinh, Gơ-ben và những tên Đức quốc xã khác đều là những tên quỷ sứ, hiện thân của những gì được cho là tột cùng của “cái ác” trong thời đại chúng ta. Thế nhưng, tội ác của chúng vẫn chưa thấm tháp vào đâu nếu đem so với những tội ác của Khơ-me đỏ do bọn Pol Pot, Iêng Xa-ry và Khiêu Xăm-phon cầm đầu.

    Với tình đoàn kết tương trợ được hình thành lâu đời, cùng với yêu cầu giúp đỡ của nhân dân Campuchia, Việt Nam đã đưa quân đội của mình sang Campuchia giúp nước bạn thoát khỏi nạn diệt chủng và ổn định tình hình trong nước .

    Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, “vấn đề Campuchia” đã bị quốc tế hóa do có sự nhúng tay của nhiều nước trên thế giới. Họ vin vào việc Việt Nam giữ lại quân đội của mình từ 1979 đến 1989 trên đất Campuchia để buộc tội xâm lược cho Việt Nam và thực hiện chính sách cấm vận cùng các hành động chống phá khác. Không phải ngoại lệ, các nước ASEAN cũng nhìn Việt Nam dưới con mắt đầy nghi kỵ. Mười năm làm nghĩa vụ quốc tế với Campuchia khiến quan hệ Việt Nam – ASEAN ít có tiến triển. Các nước ASEAN yêu cầu Việt Nam rút quân khỏi Campuchia như điều kiện tiên quyết cho một giải pháp chính trị về Campuchia và cải thiện quan hệ, bình thường hóa với Việt Nam. Như vậy, “vấn đề Campuchia” chính là rào cản cơ bản trong quan hệ giữa Việt Nam va ASEAN trong giai đoạn này.

    Đứng trước những thay đổi và yêu cầu khách quan có tính bước ngoặt, giai đoạn 1986 - 1991 có thể coi là giai đoạn khó khăn của Việt Nam, đặt Việt Nam trước yêu cầu cấp thiết cần đổi mới để tồn tại, phát triển kinh tế và thoát khỏi thế bao vây cấm vận. Xây dựng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước láng giềng khu vực, chuyển từ đối đầu sang đối thoại với các nước ASEAN như nội dung Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị được coi là chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Giải quyết được vấn đề Campuchia chính là điểm mấu chốt giúp ta thực hiện được chính sách đã đặt ra đồng thời đẩy nhanh quá trình hợp tác, đưa chính sách đối ngoại với ASEAN trở thành hiện thực.

    Bài tiểu luận “Vấn đề Campuchia trong chính sách đối ngoại của Việt Nam - ASEAN
    ” đi vào luận giải cho câu hỏi “Nếu vấn đề Campuchia không tồn tại, quan hệ Việt Nam – ASEAN sẽ đi theo hướng nào?” Do tính chất phức tạp của vấn đề cũng như nhận thức còn hạn chế nên chúng em chưa thể lý giải trọn vẹn được. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của cô giáo!

    I. Sơ lược chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN giai đoạn trước 1986

    Việt Nam - ASEAN đã trải qua một giai đoạn vô cùng căng thẳng trước năm 1986 xoay quanh những nghi kỵ hoặc về ý thức hệ, hoặc về vấn đề Campuchia.

    Cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi năm 1975 làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho Chủ nghĩa xã hội. Điều này tất yếu dẫn tới những tác động mạnh mẽ đến các nước trong khu vực.

    Thời gian này ta coi ASEAN là phản động, chống Cộng, là một SEATO khác - một tổ chức quân sự trá hình. Đánh giá như vậy là hoàn toàn có cơ sở. Đất nước mới bước ra từ cuộc chiến khốc liệt, tư duy thời chiến vẫn còn tồn tại. Trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, một số nước ASEAN cũng tham chiến, đứng về phía Mỹ: Thái Lan có đến hai sư đoàn bộ binh; Philipine có hai nghìn công dân vụ; đồng thời hai nước này lại có căn cứ quân sự phục vụ Mỹ; Singapore là nơi tiếp liệu, nghỉ ngơi; còn Malaysia là nơi huấn luyện cảnh sát Ngụy. Vì những điều đó, hi vọng một cách nhìn khác với ASEAN vào thời điểm này là điều không hề dễ dàng.

    Phía ASEAN cũng vậy. Họ không yên tâm về chiến lược của Việt Nam với các nước trong khu vực. Do chiến tranh lạnh cùng với sự chi phối mạnh mẽ của nhân tố ý thức hệ, ASEAN cùng với Mỹ, Nhật, Trung Quốc đều muốn làm suy yếu Việt Nam, Đông Dương và hạn chế ảnh hưởng của Liên Xô.

    Trên cơ sở đó, đại hội IV đã đề ra chính sách: “Hoàn toàn ủng hộ sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Đông Nam Á vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và trung lập thật sự và không có quân đội đế quốc trên đất nước mình, sẵn sàng thiết lập và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực này.” (VKĐH IV)

    Phía Việt Nam nêu ra bốn nguyên tắc trong quan hệ với ASEAN vào ngày 25 tháng 7 năm 1976:

    Một, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình.

    Hai, không để lãnh thổ của mình cho bất cứ nước nào sử dụng lập căn cứ xâm lược và can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào nước kia và các nước khác trong khu vực.

    Ba, thành lập quan hệ hữu nghị láng giềng tốt, hợp tác kinh tế và trao đổi văn hóa trên cơ sở cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa các nước trong khu vực thông qua thương lượng theo tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.

    Bốn, phát triển hợp tác trong khu vực theo điều kiện riêng của mỗi nước vì lợi ích của độc lập, hòa bình, trung lập thật sự ở Đông Nam Á, góp phần vào sự nghiệp hòa bình thế giới.

    Trong quá trình triển khai, Singapore thể hiện thái độ phản ứng gay gắt về bốn chữ: “Trung lập thật sự”. Chính quyền các nước ASEAN cũng ngại ý đồ lâu dài của Việt Nam, ngại Việt Nam sẽ sử dụng lực lượng vũ trang, du kích hay dùng chiến thuật “đánh-đàm”. Về phía Việt Nam, ta cũng tuyên bố rõ ràng rằng sẽ không ủng hộ các Đảng Maoist.


    Luận văn chia làm 3 chương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...