Tài liệu Vấn đề cải thiện quan hệ giữa bộ máy hành chính và công dân trong hai mươi năm đổi mới

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Nhu cầu cải thiện quan hệ giữa bộ
    máy hành chính và công dân
    Bất kì nhà nước nào cũng cần đến sự ủng hộ và hợp tác toàn diện của công dân. Một nhà nước có bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả sẽ giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhà nước và công dân bởi vì người dân tiếp xúc với nhà nước chủ yếu thông qua bộ máy hành chính. Trong tiếp xúc trực tiếp với bộ máy hành chính, ở nhiều nơi, trong nhiều trường hợp, người dân thường có cảm nhận rằng những người đại diện cho bộ máy hành chính tự đặt mình ở vị trí người ban ơn cho dân khi thực thi một dịch vụ theo yêu cầu của dân trong khi nhiệm vụ của bộ máy là phải tạo điều kiện thuận lợi để dân có thể hưởng quyền và sử dụng dịch vụ do nhà nước cung cấp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó nhà nước phải xây dựng bộ máy quản lí mạnh, với đội ngũ công chức chính quy có trình độ và năng lực ngang tầm nhiệm vụ, biết hành xử một cách có đạo đức và văn hoá.
    Đường lối đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI khởi xướng đã đặt ra đòi hỏi xác đáng: “Sự quan tâm đến con người và thái độ tôn trọng lẫn nhau phải trở thành một tiêu chuẩn đạo đức trong mọi hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, nhất là trong các dịch vụ
    phục vụ đông đảo nhân dân”.(1) Đối với bộ
    máy nhà nước và những người phục vụ trong





    bộ máy đó, đòi hỏi trên còn được xác định cụ thể hơn, đó là: “Thực hiện phong cách làm việc có điều tra, nghiên cứu, xử lí công việc nhanh chóng, bãi bỏ những thủ tục phức tạp,
    gây phiền hà cho nhân dân”.(2)
    Qua 20 năm đổi mới chúng ta đã tiếp thu và xây dựng được quan niệm đúng đắn và toàn diện về giá trị các quyền con người. Quá trình dân chủ hoá đặt ra nhiệm vụ quan trọng và cấp bách là đảm bảo tôn trọng và làm phong phú thêm các quyền con người, bảo vệ lợi ích của con người. Để làm được điều đó cần phải tiến hành cải cách toàn diện, trong đó có cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu theo hướng này là không ngừng cải thiện quan hệ giữa bộ máy hành chính và công dân.
    Nội dung cải thiện quan hệ giữa bộ máy hành chính và công dân thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có việc nâng cao khả năng của người dân tự do tiếp xúc với đại diện của bộ máy, khả năng được nhận những thông tin cần thiết liên quan đến yêu cầu của mình, khả năng được những người có trách nhiệm giải quyết kịp thời yêu cầu hợp pháp, chính đáng Toàn bộ hoạt động của bộ máy









    liên quan đến công dân phải được xây dựng trên cơ sở tôn trọng cá nhân, tôn trọng danh dự và nhân phẩm của con người, xem xét kĩ lưỡng các yêu cầu, tạo điều kiện cho công dân tiếp xúc với những người có chức vụ, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Đạt tới trình độ đó của văn hoá chính trị và văn hoá quản lí là mục đích trước tiên của cải cách bộ máy hành chính. Những lĩnh vực thường xảy ra xung đột giữa bộ máy hành chính và công dân là những lĩnh vực có hoạt động liên quan đến việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, hoạt động xử lí vi phạm hành chính, vấn đề tuyển dụng, cho thôi việc, hoạt động cấp và thu hồi giấy phép, hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lí đất đai, quản lí thuế, quản lí thị trường, quản lí trật tự xã hội Vì vậy, để cải thiện thực sự quan hệ giữa bộ máy hành chính và công dân trong những lĩnh vực đó cần có những biện pháp nghiêm túc nhằm sửa đổi lề lối làm việc của bộ máy. Cần phải làm sao cho người dân không bị đặt vào vị trí của người đi xin ân huệ hoặc phụ thuộc vào sự ban ơn của những người có chức vụ. Người dân phải được đảm bảo chắc chắn rằng công chức có trách nhiệm sẽ xem xét những yêu cầu chính đáng của họ một cách thận trọng trong thời hạn và theo thủ tục pháp luật quy định, rằng quyền và lợi ích của họ sẽ được cân nhắc một cách toàn diện.
    Để cải thiện quan hệ giữa bộ máy hành chính và công dân không chỉ bộ máy hành chính phải thay đổi cung cách phục vụ mà người dân cũng phải có những thay đổi nhất định trong quan niệm, tâm lí và hành vi ứng xử. Dưới chế độ bao cấp người dân hưởng thụ những gì chế độ đem lại một cách thụ động,



    đa số tin tưởng tuyệt đối vào nhà nước và các quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Trong điều kiện hiện nay, Nhà nước và xã hội đòi hỏi ở mỗi người sự chủ động, tích cực trong các mối quan hệ, trong đó có quan hệ với các cơ quan hành chính nhà nước. Để làm được điều đó cần có những nỗ lực thực sự từ cả hai phía - nhà nước và công dân. Tuy nhiên, đây là công việc đòi hỏi tập trung trí tuệ và quyết tâm, đồng thời cũng cần nhiều chi phí về tài chính và thời gian, không thể hoàn tất một sớm một chiều.
    Nhu cầu cải thiện quan hệ giữa bộ máy hành chính và công dân còn xuất phát từ vấn đề đảm bảo an toàn về pháp lí. Với hệ thống pháp luật còn hàm chứa nhiều mâu thuẫn, thường xuyên thay đổi theo hướng khó dự đoán trước, nhận thức và thực tiễn thi hành không thống nhất, các quy định về thẩm quyền và thủ tục không được tôn trọng triệt để thì phải thừa nhận rằng mức độ an toàn về pháp lí còn thấp. Nhiệm vụ khắc phục tình trạng này chủ yếu đặt lên bộ máy hành chính.
    2. Những thành tựu chủ yếu trong cải thiện quan hệ giữa bộ máy hành chính và công dân
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...