Tiểu Luận Vấn đề bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    I. Cơ sở lý luận
    1. Chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội
    2. Tính tất yếu và các loại hình quá độ lên chủ nghĩa xã hội
    2.1. Tính tất yếu của quá độ lên chủ nghĩa xã hội
    2.2. Các loại hình quá độ lên chủ nghĩa xã hội
    II. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam
    1. Tính tất yếu của việc quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
    2. Thực chất của việc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
    3. Vấn đề kinh tế
    4. Khả năng tiến hành quá độ
    5. Những thành tựu đạt được và hạn chế
    Kết luận



    Mở đầu

    Vào những năm đầu của thế kỷ XX, nước ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước và giải phóng dân tộc. Chính trong điều kiện đó, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước. Sau khi bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin, Người tìm thấy cơ sở lý luận chắc chắn cho con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Đó là con đường cách mạng vô sản. Bác Hồ khẳng định: Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức: "Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn". "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản". Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Đó là quá trình lâu dài và có rất nhiều khó khăn. Bài luận sau đây sẽ làm rõ hơn Vấn đề “bỏ qua” chế độ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam .
    I. Cơ sở lý luận.
    1. Nguyên lý Mác-Lênin về bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa lên xã hội chủ nghĩa
    Mác nói rằng “ sự thay thế các hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên ”. Theo luận điểm này, khuynh hướng phát triển xã hội bỏ qua chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa ( TBCN ) không phải là kết quả của một sự lựa chọn duy ý chí, chủ quan, mà là một khuynh hướng phát triển khách quan, có thực tiễn đời sống xã hội. Theo tư tưởng của Mác, chúng ta hiểu sự thay thế xã hội TBCN bằng xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa ( XHCN ) tất yếu sẽ xảy ra.
    Mác đã khái quát về mặt lý luận và chỉ rõ: “ Thời kì quá độ là thời kì cải biến Cách mạng không ngừng, triệt để và toàn diện từ phương thức sản xuất này sang phương thức sản xuất khác. ”
    2. Tính tất yếu và các loại hình quá độ lên chủ nghĩa xã hội
    2.1. Tính tất yếu của quá độ lên chủ nghĩa xã hội
    C.Mác cho rằng thời kì này bao gồm những cơn đau đẻ kéo dài có nghĩa là tiến trình quá độ không dễ dàng, nhanh chóng và có thể phải trải qua nhiều khúc quanh; những quãng cách mới đi đến kết quả cuối cùng. Điều đó cũng được Lênin khẳng định rằng: Trong thời kì quá độ, sự nghiệp xây dựng CNXH có khi phải “ làm lại nhiều lần” mới xong và trong thực tế diễn biến của tiến trình quá độ trong gần 90 năm qua với những thất bại thăng trầm cũng đã chứng minh điều đó.
    Theo V.I. Lênin tất yếu xảy ra quá độ lên CNXH là do đặc điểm ra đời phương thức sản xuất Cộng sản chủ nghĩa và cách mạng vô sản quy định, sự hình thành chế độ mới có thể ví như một cơn đau đẻ kéo dài do đó nó cần phải có thời gian, có những sự chuẩn bị và những tích luỹ vật chất cần thiết đủ cho nó lọt lòng và phát triển.
    Thứ nhất: Cách mạng vô sản có điểm khác biệt căn bản so với Cách mạng tư sản. Đối với Cách mạng tư sản quan hệ sản xuất phong kiến và quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa đều dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nên quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa có thể ra đời từ trong lòng xã hội phong kiến; nhiệm vụ của nó chỉ là giải quyết về mặt chính quyền Nhà nước làm kinh tế thị trường thích ứng với cơ sở hạ tầng của nó.
    Thứ hai: Sự phát triển của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa là một thời kì lâu dài, không thể ngay một lúc có thể hoàn thiện được. Để phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, xây dựng chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, xây dựng kiểu xã hội mới, cần phải có thời gian, hay tất yếu phải có thời kì quá độ lên CNXH.
    2.2. Các loại hình quá độ lên chủ nghĩa xã hội
    Dựa vào sự thay đổi thực tế của các hình thái kinh tế-xã hội, Mác và Lênin cho rằng: trong những điều kiện nhất định, con đường phát triển của các dân tộc tiền TBCN không nhất thiết phải diễn ra một cách tuần tự, mà con đường ấy có thể rút ngắn để các dân tộc chậm phát triển đi lên CNXH một cách nhanh hơn. Hay nói cách khác là có
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...