Luận Văn Vấn đề bình đẳng giới trong gia đình, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp tại thị trấn Tứ Hạ, huyện

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần Mở Đầu

    1.Lý do chọn đề tài
    Trong những năm qua,cùng với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội ,vai trò và địa vị của người phụ nữ ngày càng được nâng cao.Vấn đề bình đẳng giới ngày càng được xã hội quan tâm nhiều hơn.Hội nghị các quốc gia tại NewYork(Mỹ) năm 2000 đã xác định: bình đẳng giớ là một trong tám mục tiêu của thiên niên kỷ.Ở Việt Nam, nhà nước cũng đã ban hành nhiều
    chủ trương,chính sách thúc đẩy bình đẳng nam nữ nhằm đảm bảo quyền lợi và phát huy vai trò của phụ nữ.Tiêu biểu như luật chống bạo hành phụ nữ,đặc biệt là luật bình đẳng giới đuợc thông qua trong kì họp thứ 10,quốc hội khóa 11(21/11/2006).Đuợc sự quan tâm của Đảng,nhà nước,sự nỗ lực của các ban ngành trung ương, địa phương và người dân ,Việt Nam đã trở thành một trong những nước tiến bộ hàng đầu về bình đẳng giới,đuợcu xếp thứ 80/136 quốc gia về chỉ tiêu phát triển giới.
    Thế nhưng ,trên thưc tế,vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập.Sự giải phóng phụ nữ dường như chỉ dừng lại ở cái mà cơ chế xã hội mới mang lại ,chưa vào sâu đuợc đời sống gia đình.Trong các gia đình ít nhiều vẫn tồn tại các hiện tượng bất bình đẳng giói như chưa ghi nhận đúng vai trò của nữ giới,sự phân công lao động trong gia đình chưa hợp lý,còn sự phân biệt đối xử nam nữ,bạo hành phụ nữ vv
    Do đó em muốn đi sâu tìm hiểu vấn đề giói trong phạm vi gia đình,một lĩnh vực còn thiếu sự quan tâm đúng mức.
    Mặt khác,địa bàn thực tế là thị trấn Tứ Hạ,huyện Hương Trà,Thừa Thiên Huế,là vùng đất cố đô,chỉ cách kinh thành huế có 16 km,nhiều dấu tích của chế độ phong kiến còn tồn tại trong cuộc sống của người dân nơi đây.Đặc biệt tàn dư của nó là tư tuởng trọng nam khinh nữ vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng.Vì vậy em muốn tìm hiểu xem ở vùng đất còn đậm dấu ấn phong kiến này,vấn đề bình đẳng giói,đặc biệt là bình đẳng giói trong gia đình được nhìn nhận và thực hiện như thế nào.
    Hơn nữa,vì thời gian hạn chế,chỉ có 10 ngày để thực hiện đề tài mà vấn đề bình đẳng giói thì quá rộng.Việc đi sâu nghiên cứu một vấn đề như bình đẳng giói trong gia đình sẽ có kết quả tốt hơn .
    Vì những lý do trên ,em đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu trong chuyến thực tế này là: “Vấn đề bình đẳng giói trong gia đình: thực trạng,nguyên nhân và giải pháp(trường hợp nghiên cứu ở thị trấn Tứ Hạ,huyện Hương Trà,Thừa Thiên Huế).
    2.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn2.1 Ý nghĩa lý luận
    Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết xã hội học: lý thuyết hành vi ,lý thuyết bất bình đẳng xã hội,lý thuyết về giới,bất bình đẳng giới
    2.2Ý nghĩa thực tiễn

    Đối với chính quyền địa phương:
    Giúp cán bộ thị trấn và các ban ngành chuyên môn đánh giá,nhìn nhận lại thực trạng bình đẳng giói trong gia đình tại địa phương.Những thông tin thu đuợc qua quá trình nghiên cứu sẽ tạo cơ sở cho chính quyền địa phương có những bổ sung,điều chỉnh về chính sách ,chủ trương nhằm thực hiện bình đẳng giói có hiệu quả,tạo động lực cho sự phát triển chung của địa phương.


    Đối với người dân:
    Giúp người dân có cơ hội nhìn nhận đúng hơn vai trò của người phụ nữ và thực trạng bình đẳng giói trong gia đình ở địa phương mình.Từ đó giúp người dân thay đổi lối tư duy cũ,góp phần thực hiện có hiệu quả bình đẳng giói trong gia đình nói riêng và bình đẳng nam nữ nói chung.


    Đối với bản thân :
    Qua đợt thực tế này,mà cụ thể là việc đi sâu tìm hiểu vấn đề bình đẳng giói trong gia đình ở một cộng đồng dân cư, là cơ hội tốt để em có thể áp dụng những phương pháp và lý thuyết đã học(phương pháp thực hành công tác xã hội,các lý thuyết về xã hội hoc,các kiến thức về gia đình học ) vào thực tiễn cuộc sống.Đồng thời qua quá trình thực hiện đề tài,em tiếp thu được nhiều kiến thức về vấn đề giới và hiểu thêm về một cộng đồng dân cư với những bản sắc riêng.Từ đó giúp em được kiểm nghiệm thực tế,rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho công việc sau nay.
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    3.1 Mục tiêu tổng quát
    Đề tài này được thực hiện với một nhận thức rõ ràng rằng bình đẳng giới vấn đề bình đẳng giói đang rất được quan tâm ở Việt Nam hiện nay.Vì vậy trên cơ sở xem xét bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình,đề tài mong muốn đưa đến một cách nhìn mới về vai trò của người phụ nữ và thực trạng bình đẳng giới trong gia đình hiện nay.Từ đó hướng tới các giải pháp nâng cao năng lực cho nữ giới và thực hiện bình đẳng giới có hiệu quả.
    3.2 Mục tiêu cụ thể
    1.Tìm hiểu thực trạng bình đẳng giới trong gia đình ở Tứ Hạ:những thành tựu đạt được và những hiện tượng bất bình đẳng giới trong gia đình còn tồn tại.
    2.Tìm hiểu cách nhìn nhận,đánh giá về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình ở địa phương .
    3.Tìm hiểu nguyên nhân và kiến nghị các giải pháp nhằm thực hiện bình đẳng giới trong gia đình có hiệu quả.
    4.Nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân địa phương, làm thay đổi lối tư duy cũ ,lạc hậu,giúp họ có cách nhìn nhận đúng đắn về vấn đề bình đẳng giới.
    IV. ĐÔI TƯỢNG,KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU4.1.Đối tuợng nghiên cứu
    Tình hình bình đẳng giới trong gia đình ở Tứ Hạ:những thành công và những hiện tượng bất bình đẳng còn tồn tại,nguyên nhân và giải pháp.
    4.2 Khách thể nghiên cứu
    Phụ nữ và nam giới trong các gia đình trên địa bàn, cán bộ phụ nữ, đại diện chính quyền địa phương, trưởng các khu vực dân cư.
    4.3 Phạm vi nghiên cưú


    Không gian: nghiên cứu trên địa bàn thị trấn Tứ Hạ,cụ thể:UBND thị trấn, 4 khu vực dân cư:KV3,KV4, KV6,KV8.
    Thời gian: từ 14 đến 24/4/2008.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...